Tìm hiểu về thời gian trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du (tt)
Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014
Chúng ta điều biết “Đoạn trường tân thanh” hay
còn gọi là Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du đã dựa theo truyện “Phong tình lục” của
Trung Quốc để viết lên bằng thể thơ lục bát của Việt Nam.
Riêng bài viết này tôi xin nêu về thời gian
trong tác phẩm mà từ xưa đến nay chúng ta chẳng mấy lưu tâm đến.
XVIII. XÁC ĐỊNH THỜI GIAN KIỀU ĐÁNH ĐÀN HẦU RƯỢU VỢ CHỒNG HOẠN THƯ
Bọn chúng đốt nhà, bắt cóc Kiều đi rồi bỏ
một tử thi chết đuối bên sông vào đám cháy giả bày một vụ rủi ro hỏa hoạn. Nên
khi Thúc Ông chạy đến thấy:
“Trong tro thấy một đóng xương cháy tàn”
“Ngay tình ai biết mưu
gian”
Rồi“Nào là khâm liệm nào là tang trai”
Thúc Sinh đi ngựa trên bộ là một
tháng và đến nhà vào ngày mồng 8 tháng 9. Vậy Kiều đã bị bắt đi trước đó 4
ngày. Khi chàng về thấy nhà đã bị cháy mất – nên sang nhà cha mình thì thấy: Linh sàng bài vị thờ nàng ở trên
Chàng ta gieo mình vật vã khóc than,
rồi tìm một ông Thầy Đồng Cốt tra hỏi vụ việc của Kiều, ông ta cho biết Kiều:
Mệnh cung đang mắc nạn
to
Một năm nữa mới thăm dò được tin
Hai bên giáp mặt chiền
chiền
Muốn nhìn mà chẳng dám
nhìn lạ thay!
Như vậy ngày mồng 8 tháng 9 (năm
sau) tức là năm Gia Tĩnh thứ 5. Hai người sẽ gặp lại nhau, nhưng muốn nhìn mặt
mà không dám !
Bây giờ nói đến việc: Nàng Kiều bị
Hoạn Bà đem về đánh đập ép làm con ở (giúp việc nhà), sau đó đưa về nhà Hoạn
Thư. Nàng Kiều:
Lĩnh lời nàng mới theo
sang
Biết đâu địa ngục thiên
đàng là đâu!
Lại nói đến tình trạng của chàng
Thúc:
Lần lần tháng trọn ngày
qua
Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông
đà sang xuân
Cứ như vậy mà đã qua hết một năm rồi!
Chàng ta lại nhớ vợ cả trở về Vô Tích Châu Thường: Nhớ quê chàng lại tìm đường thăm quê
Tiểu thư đón cửa giã giề
Hàn huyên vừa cạn mọi bề
gần xa
Rồi cuối cùng gọi con đầy tớ mới ra
chào ông chủ của Nàng. Kiều bước ra một bước một dừng vì nàng nhận ra ông chủ của
mình lại là chàng Thúc. Bây giờ nàng mới hiểu, mình bị mắc mưu.
Rõ ràng thật lứa đôi ta
Làm ra con ở chúa nhà
đôi nơi
Bề ngoài thơn thớt nói
cười
Mà lòng nham hiểm giết
người không dao
Sinh đà phách lạc hồn
xiêu
Thương ôi! Chẳng phải
nàng Kiều ở đây!
Sợ quen, dám hở ra lời
Anh chàng sợ quá! Không dám nói gì hết
chỉ biết khóc mà thôi.
Tiểu thư trông mặt hỏi
tra
Mới về có việc chi mà động
dong?!
Chàng ta nói dối là: vừa mãn tang mẹ
nên nhớ mà khóc nàng đã khen:
Khen rằng: “Hiếu tử đã
nên
Tẩy trần mượn chén giải
phiền đêm thu
Vợ chồng chén tạc chén
thù
Bắt nàng đứng chực trì hồ
hai nơi
Bắt Kiều hầu rượu cho vợ chồng Thúc
Sinh, Hoạn Thư. Đó là Đêm mùa thu: đúng một năm sau như lời ông ( Đồng cốt)
đã dự đoán là: Mồng 8 tháng 9 năm Gia Tĩnh thứ 5.
( Thúc Sinh đã gặp lại
Kiều )
XIX. XÁC ĐỊNH THỜI
GIAN THÚC SINH LẺN RA QUAN ÂM CÁC GẶP KIỀU
Hoạn Thư bắt Kiều ra
đánh đàn:
“Bốn dây như khóc như than”
“Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng”
“Cùng trong một tiếng tơ đồng”
“Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm”
Sau đó Hoạn Thư đưa Kiều ra Quan Âm Các làm “Ni Cô” với
pháp danh Trạc Tuyền lo công việc giữ chùa và chép kinh.
“Nâu sồng từ trở màu thiền”
“Sân thu trăng đã vài phen đứng đầu”
Như vậy trăng của mùa thu đã vài phen (vài tháng) chiếu
qua sân. Vậy trăng mùa thu đã qua 2 tháng – đến tháng thứu 3 là tháng 9 năm
sau. Hoạn Thư về thăm mẹ, nhân cơ hội này Thúc Sinh lẻn ra Quan Âm Các gặp Kiều.
Hai người kể lể:
“Nói rồi lại nói, lời chưa hết lời”
“Mặt trông tay chẳng nỡ rời”
Vậy chàng Thúc đã lẻn ra Quan Âm Các gặp Kiều vào ngày
nào của tháng 9 đây? Ở đây ta thấy Ni Cô này thật là quá bê bối đã tu mà lửa
lòng vẫn chưa tắt! Rồi Hoạn Thư xuất hiện, bà ta:
“Cười cười nói nói ngọt ngào”
“Hỏi: - “Chàng mới ở chốn nào lại chới?”
Và chàng ta nói dối là: “Tìm hoa quá bước, xem ni cô chép
kinh”. Hai vợ chồng uống trà rồi ra về. Nàng Kiều hỏi lại hoa tì thì được biết
– Bà ta đến đã lâu.
“Rón chân đứng nép độ đâu nữa giờ”
“Rành rành kẽ tóc chân tơ”
“Chán tai rồi mới bước lên trên lầu”
Nàng Kiều nghe vậy – “kinh hãi xiết bao”
“Nghĩ càng thêm nỗi sởn gai rụng rời!”
Vì đáng lẽ khi bắt quả tang như vậy … người ta phải chau
mày nghiến răng … chưởi mắng – túm đầu, đánh đập. Nhưng ở đây Hoạn Thư:
“Chào mời vui vẻ nói năng dịu dàng”
“Giận dầu ra dạ thế thường”
“Cười này mới thực khôn lường hiểm sâu!”
Nàng Kiều tự nhủ”
“Thân ta ta phải lo âu
“Miệng hùm nọc rắn ở đâu chốn này”
Và nàng quyết định trốn đi, nhưng vì sợ đói nên Ni Cô đã
chôm chuông vàng, khánh bạc.
“Bên mình giắt để hộ thân”
“Lần nghe canh đã một phần trống ba”
“Cất mình qua ngọn tường hoa”
“Lần đường theo bóng trăng tà về Tây!”
Trống ba
là: Trống cầm canh đánh ba tiếng, tức là canh ba (nửa đêm) vậy Kiều đã trèo tường
trốn đi vào lúc nửa đêm.
Lần theo bóng trăng tà (xiêng) về hướng tây – đó là đêm –
theo lịch Pháp. Sương giáng (sương rơi nhiều) nhằm vào ngày 24 tháng 10 Dương lịch
hằng năm – tương đường với ngày 23 tháng 9 Âm lịch.
Vậy Thúc Sinh lẻn ra
Quan Âm Các gặp Kiều là ngày 23 tháng 9 năm Gia Tĩnh thứ 6. Rồi đêm đó Kiều trốn
đi.
“Mịt mù dặm cát đồi cây
Tiếng gà điếm nguyệt – dấu giày cầu sương
Canh khuya thân gái dặm trường
Phần e đường sá – phần thương dãi dầu!
Trời đông vừa rạng ngàn dâu”
Tiếng gà điếm
nguyệt: là gà gáy ở điếm canh dưới trăng.
Dấu giày cầu sương: là trên cầu sương rơi nhiều – ướt đẫm in rõ dấu giày của Kiều đi qua vừa rạng
sáng vẫn còn trông rõ.
Vậy Ni Cô đã trốn đi vào
lúc 0 giờ đêm 24 tháng 9 năm thứ 6 Gia Tĩnh Triều Minh. Hôm sau:
XX .XÁC ĐỊNH
NGÀY THÁNG KIỀU HOÀN TỤC VỀ NHÀ BẠC BÀ
Sáng ngày 24 tháng 9. Kiều thấy xa xa:
- Rành rành Chiêu Ẩn Am ba chữ bài
Kiều
đến nơi gõ cửa. Trụ trì là Giác Duyên sư trưởng nghe tiếng rước mời vào. Kiều
đã nói dối là ở Bắc Kinh đi cùng sư phụ sẽ đến sau. Rồi Kiều đưa chuông vàng
khánh bạc ra và nói – Sư phụ:
- “Dạy đưa pháp bảo ra hầu sư huynh”
Như
vậy vào lúc nửa đêm Kiều đã là ni cô mà còn phạm giới ăn cắp. Đến sáng phạm thêm
giới nữa là nói láo (vọng ngữ) – Ni cô Giác Duyên thấy Kiều:
“Thấy nàng thông tuệ khác thường
“Sư càng nể mặt nàng càng vững chân
“Cửa thiền vào tiết cuối xuân
“ Bóng hoa rợp đất, vẻ ngân ngang trời
“Gió quang mây tạnh thảnh thơi
“Có người đàn việt lên chơi cửa già
“Giở đồ chuông khánh xem qua
“Khen rằng: “- Khéo giống của nhà Hoạn nương!”
Cuối
xuân: là cuối mùa xuân đó là tháng 3 năm sau – Gia Tĩnh thứ 7, nhưng đó là
ngày nào?
Người đàn việt: là người bổn đạo hay bố
thí
Cửa già: là cửa chùa (vì theo
tiếng Phạn già lam là chùa).
Nghe người bổn đạo nói vậy: ni sư
- “Giác Duyên thực ý lo lường
Đêm thanh mới hỏi lại nàng trước
sau
Nghĩ rằng khôn nỗi giấu mầu
Sự mình nàng mới gót đầu bày ngay
Đêm
thanh là: đêm trăng sáng khoảng 14 – 15 hàng tháng. Như vậy đó là đêm 14
– 15 tháng 3 năm thứ 7 – Kiều thú thật cùng Sư trưởng Giác Duyên là chuông vàng
khánh bạc nàng đã ăn cắp ở Quan Âm Các của Hoạn Thư.
- “Giác Duyên nghe nói rụng rời”
“Nửa thương nửa sợ, bồi hồi chẳng xong”
Hơn
nữa cửa Phật không hẹp hòi gì. Nhưng chờ nước đến chân rồi mới nhảy là khờ dại.
Do vậy sáng hôm sau đó là: ngày 16 tháng 3 năm thứ 7 Gia Tĩnh.
Sư
Giác Duyên nhờ bổn đạo Bạc Bà.
“Nhắn sang dặn hết mọi đường
“Dọn nhà hãy tạm cho nàng trú chân
“Những mừng được chốn an thân
“Vội vàng nào kịp tính gần tính xa
Đó
là ngày Thúy Kiều “Hoàn Tục” về ở nhà Bạc Bà.
XXI.
XÁC ĐỊNH THỜI GIAN BẠC HẠNH
ĐƯA KIỀU LÊN KIỆU HOA ĐẾN NHÀ THỔ LẦN THỨ 2
Kiệu hoa đặt trước thềm hoa
Bên trong thấy một mụ ra vội vàng
Đưa nàng vào lạy gia đường
Cũng thần mày trắng cũng phường lầu xanh
Thoạt trông nàng đã biết tình
Chim lồng khôn lẽ cất mình bay cao!
(Còn nữa)
Trương Vĩnh Khánh
Xuân 2014 – Lấp Vò, Đồng Tháp
Bài liên quan
- TÌM HIỂU THÊM VỀ THỜI GIAN TRONG TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
- Khái niệm thời gian
- Tìm hiểu nền giáo dục xưa và nay
- Tìm hiểu về Đức Phật Thích Ca - Phần 4 (tiếp theo)
- Cái nghèo qua thơ của Tam Nguyên Yên Đổ
- Bàn thêm về từ "Cái"
- Bàn thêm về những ngôn ngữ ở Việt Nam
- Tứ đại mỹ nhân "của Trung Quốc cổ đại"
- Nguyễn Hiến Lê (1912 - 1984)
- Tìm hiểu thêm về thời gian trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du (tiếp theo)
- Bàn thêm về năm nhuận của Dương lịch và Âm lịch
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét