Tứ đại mỹ nhân "của Trung Quốc cổ đại"
Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014
TỨ ĐẠI MỸ NHÂN
“CỦA TRUNG QUỐC
CỔ ĐẠI”
Bài viết của Trương Vĩnh Khánh
Theo
điển cố văn học “thành ngữ” chim sa, cá lặn, nguyệt thẹn, hoa nhường là để chỉ
bốn mỹ nhân nổi tiếng của thời Trung Quốc cổ đại.
NGƯỜI
THỨ NHẤT: Là những nàng Tây Thi “mỹ nhân nổi tiếng cổ kim”. Người nước Việt,
khi nàng giặt lụa cá dưới nước trông thấy bóng nàng, tự thẹn nên đã lặn xuống mất.
NGƯỜI
THỨ HAI: Là nàng Vương Chiêu Quân “Hồng nhan bạc mệnh xứ người”. Nàng bị cống
cho Thiều Vu Hung Nô. Trên đường đi vào đất của rợ Hồ nàng đã gãy đàn, làm cho
chim nhạn đang bay trên trời theo nhau rơi xuống trước ngựa của nàng.
NGƯỜI
THỨ BA: là Điêu Thuyền “Mỹ nhân vì nước diệt gian thần”. Nàng là tì nữ của quan
Tư Đồ Vương Doãn – thấy chủ nhân lo việc nước, mà sinh bệnh đêm đêm nàng thắp
hương dưới trăng cầu nguyện cho chủ - trước dung nhan của nàng trăng cũng đang
mờ đi.
NGƯỜI
THỨ TƯ: là Dương Ngọc Hoàng (Dương Quí Phi) “Mỹ nhân thiên cổ hận tình” nàng có
nước da nõn nà trong trắng như nhụy hoa lê khiến cho các loại hoa xấu hổ phải
cúi đầu.
Câu
thành ngữ để chỉ bốn mỹ nhân ấy
(THỨ NHẤT) TÂY THI
(Mỹ nhân nổi tiếng cổ kim)
Bài
viết của Trương Vĩnh Khánh
Tây
Thi là con gái của một tiều phu ở Trữ La Sơn gồm có hai thôn Đông và Tây, dân ở
đây phần nhiều là họ Thi. Nàng con gái đẹp ở thôn Tây gọi là Tây Thi, còn một
nàng nữa cũng rất đẹp ở làng phía Đông là Trịnh Đán.
Hai
nàng đều làm nghề dệt lụa, hằng ngày nàng ra bờ sông đập sợi cá dưới nước trông
thấy bóng của hai nàng tự thẹn nên đã lặn xuống mất.
Nói
về trận Cối Kê ở Tiêu Sơn. Việt Câu Tiễn bị vua Ngô phù sai bắt làm tù binh.
Ngày
ngày vợ chồng của Việt Câu Tiễn phải trông coi mộ phần của Vua Hạp Lư, đồng thời
phải chăn một số ngựa cùng quan đại thần Phạm Lãi theo vợ chồng Việt Câu Tiễn
Trong
khi đó ở nước Việt, Văn Chủng thay mặt Câu Tiễn cai quản bá quan . Văn Chủng
bàn kế hoạch tiến cống mỹ nữ để Việt Câu Tiễn được mau về nước.
Thế
là hai nàng: “Mỹ nữ” Tây Thi và Trịnh Đán được chọn về ở tại Thổ Thành – sai nhạc
sư dạy múa hát cho hai nàng sau 3 năm mới đêm dâng cho Phù Sai.
Văn
Chủng còn điều động hơn 3000 dân phu cùng một số thợ mộc giỏi tay nghề - vào rừng
tìm cây gỗ tốt thì phát hiện được hai cây danh mộc vừa cứng vừa rất cao lại tỏa
ra hương thơm ngát cho hạ cây xuống mang về chạm trổ tinh xảo. Rồi sai 5000 dân
phu đem hai cây gỗ đó sang tiến cống vua Ngô. Phù Sai nhận được hai cây gỗ quí
đó liền hạ lệnh cho xây dựng Cô Tô đài, mất gần 5 năm trời mới xong thật là
tráng lệ, cao đến 300 trượng, đứng trên đài có thể nhìn xa được 200 dặm. Phía
trong đền Cô Tô cho bài trí toàn là vàng ngọc gấm vóc.
Khi
Phù Sai nhận được hai mỹ nhân, ông ta yêu cả hai vì hai nàng đều là tuyệt thế
giai nhân. Nhưng đẹp lộng lẫy và khéo du nịnh thì Tây Thi lại có phần hơn, bởi
vậy Tây Thi được ở Cô Tô đài với Phù Sai, nàng đi đâu đều có đội nghi vệ theo hầu
chẳng khác gì hoàng hậu, còn Trịnh Đán thì ở Ngô cung, nàng ghen với Tây Thi, uất
ức không nói được hơn một năm thì chết vì buồn tủi! Phù Sai say đắm Tây Thi,
ông cho xây dựng Quán Khuê cung ở linh Nham Sơn trang trí toàn bằng châu ngọc để
Tây Thi ra chơi, ông còn lập ra Hưởng Điệp lang – vì điện này được lót bằng ván
khi Tây Thi đi guốc (Điệp là guốc) tiếng kêu leng keng, vậy nên gọi là Hưởng Điệp.
Trên núi có Ngoạn Hoa Trì, Ngoạn Nguyệt Trì, giếng Ngô Vương Tĩnh để Tây Thi
cùng Ngô Vương xem hoa, xem trăng và soi mặt ở giếng, vì nước rất trong có nơi
Tây Thi chơi đàn gọi là Cầm Đài, lại có Thái Liên Hình nơi Tây Thi chơi thuyền
hái sen..v..v
Từ
khi Phù Sai được Tây Thi cứ ở luôn Cô Tô đài bốn mùa vui chơi, rượu chè đàn địch,
chẳng thiết đến việc gì cả. Những công trình xây dựng trên đã là cho quốc khố của
nước Ngô cạn kiệt.
Vợ
chồng Câu Tiễn và Phạm Lãi ở thạch thất (nhà xây bằng đá) đã hơn 3 năm, ngày
ngày gánh nước quét dọn phân ngựa còn Phạm Lãi đốn củi nấu cơm ăn mặc tồi tàn
lôi thôi rách rưới.
Nhân
một hôm Phù Sai bị bệnh cảm hàn, Phạm Lãi bày kế nếm phân để đoán bệnh.
Câu
Tiễn ứa nước mắt mà khóc nói rằng :
Ta đây cũng là vua của một nước
chẳng lẽ lại chịu nhục mà nếm phân của kẻ thù hay sao?!
Phạm
Lãi nói rằng: Ngày xưa vua Trụ giam vua Văn Vương ở Dữu Lý rồi giết con của Văn
Vương là Bá Ấp Khảo làm mắm đem cho vua Văn Vương ăn. Thế mà vua Văn Vương vẫn
nhịn nhục ăn thịt con. Ta muốn thành đại sự thì cần gì những điều nhỏ mọn ấy.
Do vậy
khi Bá Hi đưa Câu Tiễn vào thăm Phù Sai vào lúc Phù Sai đang muốn đi ngoài mới
lấy tay xua bảo Câu Tiễn ra.
Khi
nội thị đưa cái thùng đến cạnh giường nằm, rồi đỡ Phù Sai dậy đi ngoài. Phù Sai
đi ngoài xong rồi nội thị đem cái thùng phân ra ngoài cửa. Câu Tiễn tiến lại mở
nắp thùng ra, thò tay bốc phân, rồi quì xuống mà nếm. Mọi người xung quanh đều
bịt mũi cả, Câu Tiễn liền vào sụp lại Phù Sai mà tâu rằng:
-
“Tù nhân xin chúc
mừng Đại vương, bệnh của Đại vương đến ngày Kỉ Tị thì bớt, sang tháng 3 vào
ngày Nhâm Thân thì khỏi hẳn”.
Phù
Sai hỏi: - “Tại sao mà biết”
Câu
Tiễn nói: “Tôi nghe người y sư có dạy phân là cốc vị, hễ thuận thời khí thì sống,
trái thời khí thì chết. Nay tù nhân tôi nếm phân của Đại vương thấy có vị đắng
mà chua, chính hợp cái thời khí xuân hạ phát sinh, bởi thế mà biết”
Phù
Sai bằng lòng mỉm cười mà nói rằng:
-
“Câu Tiễn tử tế
quá thần tử đối với quân phu ta chưa thấy ai chịu nếm phân để đoán bệnh bao giờ.
Phù Sai thấy Bá Hi đứng ở bên cạnh liền hỏi:
-
“Quan thái tể có
nếm được không?”
Bá
Hi lắc đầu tâu:
“Tôi
rất yêu đại Vương nhưng việc ấy thời tôi xin chịu”
Phù Sai nói – “Chẳng những
quan thái tể, dẫu thế tử của ta cũng không làm được.”
Sau
đó Phù Sai truyền tha cho Câu Tiễn về nước. Khi Câu Tiễn về nhờ có Văn Chủng chỉnh
đốn quốc chính, Phạm Lãi luyện tập quân mã, chẳng bao lâu nước Việt trở nên cường
thịnh, quân binh hùng hậu.
Năm
476 T.C.N, Việt Câu Tiễn mang quân đánh Ngô, Phù Sai bị vây ở Dương Sơn, và cuối
cùng vua Ngô Phù Sai rút kiếm đâm cổ tự vẫn.
Khi
rút quân về nước, Việt Vương Câu Tiễn đưa cả Tây Thi về nước.
Nhưng
vợ của Câu Tiễn mật sai người bắt Tây Thi và bà nói rằng:
-
“Tây Thi tuy có
công thật nhưng là loại yêu mị chỉ có tài mê hoặc đã khiến cho Phù Sai chết và
mất nước. Nay để lại trong cung thì khác gì chứa quỉ trong nhà. Nên Tây Thi bị
bắt đem ra bờ sông buộc đá lớn vào đẩy xuống sông
(Còn tiếp) Lấp Vò, Đồng Tháp
(THỨ HAI) VƯƠNG CHIÊU QUÂN
“Hồng nhan bạc mệnh xứ người”
Bài
viết của Trương Vĩnh Khánh
Tháng
ba mùa xuân năm Cách Ninh thứ nhất (33 T.C.N). Thiền Vu Hung Nô Hô Hàn Tà mang
lễ vật vào triều đình nhà Hán – xin cưới một công chúa làm vợ (vì từ trước các
vua nhà Hán thường đem con gái của mình gả cho Thiền Vu Hung Nô để cầu thân giữ
yên bờ cõi.
Các
đại thần trong triều dâng kế lên Hán Nguyên Đế rằng – Trong cung hiện có trên
ba ngàn cung nữ - Vậy ta hãy chọn những cung nữ tuổi từ đôi mươi trở xuống – nếu
ai bằng lòng hy sinh cho triều đình xuất giá về Hung Nô thì sẽ được làm công
chúa vinh hiển cả gia đình. Hán đế chấp nhận kế hoạch này.
Trong
số cung nữ đó có một người tên là Vương Tường tự Chiêu Quân, con gái của Vương
Nhương người huyện Tử Qui, Nam Quận (nay huyện Hưng Sơn, Hồ Bắc). Gia đình chỉ
sinh được hai người con gái đều đẹp như nhau, em gái nhỏ thua Chiêu Quân 2 tuổi.
Năm ấy Chiêu Quân vào cung chỉ mới 15 tuổi.
Khi
Chiêu Quân vào cung, cũng như bao nhiêu người khác là phải để Nhao Diên Thọ tay
thợ vẽ của cung đình vẽ chân dung cho từng người dâng lên cho vua ngự lãm và chọn
mỹ nhân mà vua ưa thích.
Nhưng
Mao Diên Thọ có dã tâm là đòi tiền của họ, nếu ai lo lót tiền cho hắn, thì hắn
vẻ đẹp để được vua chọn. Riêng Chiêu Quân mặc dù rất xinh đẹp nhưng không lấy
tiền lo lót nên hắn vẽ xấu đi. Khi Nguyên Đế duyệt xét đã thờ ơ vất bảng vẽ
chân dung của Vương Tường sang một bên. Do vậy Vương Chiêu Quân chỉ làm “Đãi
chiếu dịch đình” nên nàng chẳng hề được gặp mặt vua . Nàng sống trong uất ức
hơn bốn năm trời. Nên khi có chiếu chỉ có vua, Chiêu Quân tình nguyện về Hung
Nô ngay.
Khi
mọi việc sắp đặt xong. Nguyên Đế mời Hô Hàn Tà vào cung triều kiến và truyền dụ
cho công chúa Chiêu Quân ra diện kiến.
Khi
tấm khăn che mặt của nàng được gỡ ra, cả triều đình đều sững sờ không ngờ công
chúa lại có nhan sắc đẹp đến như thế! Người kinh ngạc hơn cả có lẽ là Hán
Nguyên Đế, ông ta tự hỏi tại sao trong cung lại có mỹ nhân tuyệt sắc mà ta
không hề biết.
Đúng
theo nghi lễ nhà vua gọi nàng đến gần, ban huấn dụ rồi hỏi han an ủi mấy lời. Vẻ
đẹp của Chiêu Quân đã làm cho nhà vua muốn thay đổi quyết định của chính mình,
nhưng rồi nhà vua đành thở dài hạ lệnh cho bá quan giúp Hô Hàn Tà tiến hành
nghi lễ nghinh hên.
Khi
Chiêu Quân đi rồi nhà vua quặn đau từng khúc ruột.
Nguyên
Đế hạ lệnh đều tra và biết được sự thật rồi nổi trận lôi đình truyền lệnh xử trảm
Mao Diên Thọ cùng tịch biên gia sản sung vào quốc khố.
Từ
Trường An về Hung Nô đường đi thật khó khăn, vùng quan ngoại vùng sa mạc mênh
mông khô cằn hiu quạnh. Chiêu Quân ngồi trên lưng ngựa, ôm cây tì bà gảy lên
khúc “xuất tái” để tiêu khiển nỗi buồn khi xa quê hương. Nào ngờ đàn chim nhạn
đang bay trên trời nghe tiếng đàn bi ai quá đỗi, chúng theo nhau rơi xuống lộp
bộp ở trước ngựa của nàng! Chuyện ấy đã trờ thành điển cố văn chương là “lạc nhạn”
sau này!
Vương
Chiêu Quân được Hô Hàn Tà yêu vì phong làm “Ninh Hồ Yên Chi”. Nàng đã sinh được
hai con trai, cuộc hôn nhân này được 2 năm thì Hô Hàn Tà chết.
Năm
31 TCN, Thái tử con của bà Vương Hậu lên ngôi xưng hiệu là Thiền Vu Phục Chu Lụy
Nhược Đế. Theo phong tục của người Hồ, khi cha chết con trai được quyền cưới vợ
của cha. Hơn nữa Chiêu Quân nhỏ tuổi thua Nhược Đế, nàng tiếp tục làm vợ cho
Thiền Vu Nhược Đế và sinh hạ được 2 người con gái.
Kết
quả của biên giới hai nước Hán Hồ được bình yên hơn 60 năm. Đây là sự kiện có một
không hai của Trung Quốc, khiến các nho sĩ nhà Hán xúc động làm ra rất nhiều
văn thơ để diễn tả về bi kịch này. Hiện nay mộ của Chiêu Quân vẫn còn tại phía
nam thành Hô Hòa Hạo Đặc ở (nội Mông Cổ).
(Còn tiếp) Lấp Vò, Đồng Tháp
(THỨ BA) ĐIÊU THUYỀN
(Mỹ nhân vì nước diệt gian thần)
Bài
viết của Trương Vĩnh Khánh
Điêu
Thuyền nguyên là tì nữ của quan Tư Đồ Vương Doãn ngay từ thuở nhỏ đã được ông
đem vào phủ nuôi cho học múa, học hát. Khi Đổng Trác lộng quyền, văn võ trong
triều không ai nghĩ ra được kế gì để trừ Đổng Trác vì hắn ta có một thằng con
nuôi là Lả Bố sức khỏe phi thường.
Đổng
Trác xuất thân là tên thị vệ trong cung vua, nhưng tính tình gian xảo, nhiều
mưu mô thủ đoạn. Nhờ có công phò Thiếu Đế nên được trọng dụng càng về sau càng
lộng hành. Đổng Trác tự xưng Thái sư buộc nhà vua phải gọi mình là Thượng phụ.
Hắn lộng hành ăn tiêu xa xỉ dâm loạn. Và đã trưng dụng 20 vạn dân phu đắp một
tòa thành riêng gọi là My ổ cách Trường An 250 dặm nơi chất chứa vàng ngọc, mỹ
nữ cướp bóc được. Đổng Trác lộng hành vì nhờ vào một người con nuôi Lã Bố rất vũ
dũng, trước kia Bố là con nuôi của Đinh Nguyên. Họ Lã tên Bố tự Phụng Tiên.
Đổng
Trác nghe theo lời của con rể của mình là Lý Túc đem ngựa kích thố cùng một
ngàn lạng vàng cùng một số châu báu cùng chiếc đai bằng ngọc dụ hàng Lữ Bố đã cắt
đàu cha nuôi của mình là Đinh Nguyên sang làm con nuôi cho Đổng Trác.
Khi
Đổng Trác ỷ có con nuôi là Lã Phụng Tiên (Bố) lộng quyền, ai trái ý của mình là
giết đi. Bách quan trong triều đều run sợ.
Vương
Doãn đêm đêm thường chống gậy ra ngoài vườn hoa ngẩng mặt lên trời mà than thở!
Điêu
Thuyền thấy cha nuôi như vậy mới thưa rằng: Lạy cha! Xin cho con bày tỏ nỗi
lòng, con nhờ cha nuôi nấng được hậu đãi dù thịt nát xương tan con cũng cam vì
con thấy cha buồn rầu không biết việc gì. Nếu cha có việc gì sai bảo đến con,
dù có chết con cũng không ngại.
Vương
Doãn nghe Điêu Thuyền nói vậy liền đem mỹ nhân kế của mình nói cho Điêu Thuyề
là phải là phải làm như vậy, như vầy… Và Điêu Thuyền xin hứa dẫu có chết cũng
không từ, xin đem con dâng ngay cho họ, con sẽ lập mưu ở trong.
Thế
là Vương Doãn viện cớ ngày sinh nhật của con gái mời Lã Bố đến phủ của mình hậu
đãi. Khi Lã Bố được tiếp rước long trọng như thượng khách. Thấy Lã Bố đã ngà
ngà say Vương Doãn sai thị tì mời Điêu Thuyền ra hầu khách. Khi Điêu Thuyền bước
ra với dáng vẻ yêu kiều diễm lệ, dưới ánh bạch lạp lung linh chẳng khác gì tiên
nữ hạ trần. Lã Bố chết sững cả người.
Vương
Doãn nói: - Đây là con gái nhỏ của lão tên Điêu Thuyền. Lã này được ôn tướng
quân có lòng hạ cố mà coi như chỗ chí thân, nên lão sai nó ra để chào tướng
quân.
Lã Bố
nhìn Điêu Thuyền chòng chọc, không chớp mắt lại uống thêm vài chén nữa.
Vương
Doãn lại trỏ tay vào Điêu Thuyền mà bảo Lã Bố rằng: - “Lão vẫn có ý cho nó hầu
hạ tướng quân làm tỳ thiếp, chưa biết tướng quân có bụng dạ hạ cố thương đến
không?”
Bố
nghe nói vậy vội vàng đứng dậy ra ngoài chiếu tạ mà nói rằng: - “Nếu được như
thế, tôi xin một đời làm khuyển mã để báo đáp ơn sâu”
Vương
Doãn nói: “Nay mai xin chọn ngày lành tháng tốt đưa nó qua phủ tướng quân”
Lã Bố
mừng hớn hở đưa mắt nhìn Điêu Thuyền và nàng cũng đưa mắt tình tứ đáp lại, mốt
chốc tiệc tan.
Bố
hai ba lần tạ đi, tạ lại rồi lui về.
Được
vài hôm Vương Doãn ở trong triều gặp Đổng Trác nhân thể không có Lã Bố ở đó,
bèn thụp xuống lạy nói rằng: “Hôm nay nhân phủ nhà có chút tiệc mọn mừng sinh
nhật tiện nữ, chẳng biết Thái Sư có thể quá bước lại nhà tôi xơi chén rượu hay
không?”
Đổng
Trác nghe nói tới gái và rượu thì khoái chí gật đầu. Trác nói:
Được
quan tư đồ mời, tôi xin đến ngay!
Buổi
trưa hôm ấy Đổng Trác đến, Vương Doãn mặc áo đại trào ra đón, lạy hai lạy rồi mời
vào, Doãn nói:
-
“Công đức của
Thái Sư to lắm! Y Doãn, Chu Công ngày xưa cũng không bằng!
Trác
mừng lắm, Doãn sai tấu nhạc và dâng rượu rất cung kính. Đến chiều Trác uống đã
say, Doãn nói: Nay có con bé ở nhà, xin Thái sư cho phép gọi ra hầu rượu. Khi
Điêu Thuyền ra dâng rượu, khi vừa nhìn thấy giai nhân. Đổng Trác vỗ đùi khen ngợi:
-
Chà quả tiên nữ
giáng phàm, tất cả mỹ nhân mà ta đã có đều thua xa tiểu nữ này. Hay là Tư đồ
cho mỹ nhân về phủ hầu hạ ta đêm nay?
Doãn
đứng dậy thưa rằng: Nếu nó được hầu hạ Thái sư thì thực phúc to cho tôi lắm.
Trác
cảm ơn hai ba lần. Doãn lập tức đưa Điêu Thuyền đến tận phủ Thái sư rồi mới về.
Doãn
cưỡi ngựa về đến nửa đường gặp Lã Bố đang cưỡi ngựa cầm kích đi đi lại lại lúc
gặp Vương Doãn, Bố nắm lấy tay áo rồi hỏi to rằng:
-
“Tư đồ đã gả Điêu
Thuyền cho ta, nay lại đem nàng dâng lên Thái sư, sao lại đùa như thế hả?
Doãn
thưa rằng: “Nói ở đây không tiện, xin ngài quá bước lại nhà lão phu sẽ trình
bày ngài rõ
Khi
hai người đã dắt vào trong chào hỏi xong Vương Doãn nói:
-
Hôm qua ở triều Thái
sư bảo, ta nghe người nói có một cô gái đã gả cho con ta là Phụng Tiên có thực
không? Và Thái sư bảo (“Hôm nay tốt ngày để ta đem Điêu Thuyền về cho Phụng
Tiên”). Tướng quân nghĩ xem Thái sư thân hành đến nhà truyền bảo, lão phu sao
dám cản trở.
Lã
Bố nói: - “Quan tư đồ không có lỗi gì, tôi trót nghĩ lầm, ngày mai tôi xin đáp
lễ! Lã Bố lên ngựa trở về phủ ngay. Trong bụng nóng như lửa đốt, đến ngày thứ
ba, nhân lúc trời chưa sáng. Bố lẻn vào hậu đường tìm Điêu Thuyền. Thấy nàng
đang ngồi chải tóc ở Phụng Nghi đình, khi nhìn thấy Lã Bố nước mắt nàng tuôn
rơi vừa đưa khăn lên lau vừa vẩy tay ra hiệu cho Lã Bố lui ra, Bố còn đang chần
chừ. Đổng Trác thức giấc, nhìn ra hiên đình thấy Lã Bố, Đổng Trác liền quát: “Hậu
đường cấm nam nhân vào đây. Ngươi có việc gì mà lén lút vào đây?”
Lã
Bố hoảng sợ lui ra.
Trác
từ khi được Điêu Thuyền, hơn một tháng trời không coi gì đến việc quan. Điêu
Thuyền càng cố ý chiều chuộng, Trác lại càng yêu quí hơn nữa.
Một
bữa nọ, Trác đang ngồi bàn việc với vua Hiến Đế, Bố vác kích lẻn ra cửa sau,
lên ngựa chạy đến tướng phủ rồi đi thẳng vào hậu đình tìm gặp Điêu Thuyền tại
vườn hoa Phượng Nghi Đình. Điêu thuyền kể lể
-
“Từ khi gặp tướng
quân được nhận làm kẻ nâng khăn sửa túi thiếp lấy làm mừng. Ngờ đâu Thái sư đem
lòng bất lương làm ô nhục thiếp, thiếp giận vì chưa gặp được tướng quân giờ gặp
rồi thiếp xin chết trước mặt chàng để tỏ tấm lòng thiếp. Điêu Thuyền nói xong vịn
tay bao lơn nhìn ao sen giả đò nhảy xuống, Lã Bố vội vàng ôm ngay lấy Điêu Thuyền.
Nói
về Đổng Trác ở trên điện ngoảnh lại không thấy Lã Bố đâu nên vội vàng lên xe về
phủ.
Trác
vào vườn sau tìm thấy Lã Bố và Điêu Thuyền, Trác giận quát to lên, Bố thấy Trác
đến cả sợ quay đầu chạy. Trác vớ ngay ngọn họa kích đuổi theo. Bố chạy nhanh,
Trác béo phục phịch đuổi không kịp, bèn cầm kích ném theo Lã Bố. Bố gạt rơi xuống
đất. Trác nhặt kích đuổi theo, nhưng Bố đã chạy xa.
Ngay
hôm ấy Đổng Trác hạ lệnh về My ổ ở, cũng nhờ mưu mỹ nhân kế, mà Lã Bố đã đâm chết
Đổng Trác. Lã Bố đến My ổ tìm Điêu Thuyền, còn bao nhiêu họ hàng thân thuộc nhà
Đổng Trác đều bị giết sạch.
Và cuối cùng thì Lã Bố bị Tào
Tháo sai quân thắt cổ chết rồi chặt đầu đem bêu. Rồi Tháo sai đưa vợ con Lã Bố
có cả Điêu Thuyền về Hứa Đô. Tháo mở tiệc khao quân rồi nhổ trại mang về.
Lã Bố và Điêu Thuyền là chuyện
tình và đó cũng là “mỹ nhân kế” xuất sắc trong lịch sử Trung Quốc
(Còn tiếp) Lấp Vò, Đồng Tháp.
(THỨ TƯ) DƯƠNG NGỌC HOÀN
(MỸ NHÂN THIÊN CỔ HẬN TÌNH)
Bài
viết của Trương Vĩnh Khánh
Dương
Quí Phi tên thật Dương Ngọc Hoàn sinh ngày 01 tháng 6 năm 719 tại Thục quận
(Thành Đô, Tứ Xuyên) cha là Dương Huyền Viêm Tư bộ đất Thục Châu nhưng mất sớm
nàng được chú ruột là Dương Huyền Ngao làm chức Sĩ Tào ở phủ Hà Nam đem về nuôi
từ nhỏ.
Nàng
được sinh ra và lớn lên trong những gia đình quan quyền. Nên từ nhỏ đã giỏi văn
thơ, thông thạo đàn địch múa hát và nàng cũng rất là đẹp.
Năm
735 Dương Ngọc Hoàn làm vợ hoàng tử thứ 18 là Thọ Vương Lý Mạo con của Đường
Minh Hoàng (Đường Huyền Tông), nàng trở thành Vương Phi khi vừa tròn 17 tuổi.
Nàng
được Thọ Vương Lý Mạo say đắm vì tính nết rất hiền hậu, đức hạnh vẹn toàn. Thế
nhưng cuộc đời không bao giờ bằng phẳng cả.
Cuối
năm 736 Võ Huệ Phi được Huyền Tông sủng ái đã đột ngột qua đời. Ông vô cùng đau
buồn suốt mấy tháng trời.
Viên quan cận thần Cao Lực Sĩ
thấy thế liền tâu với Huyền Tông là Võ Huệ Phi tuy nhan sắc tuyệt thế, đức hạnh
ôn nhu nhưng nếu so với hoàng tử Vương Phi Dương Ngọc Hoàn thì còn kém một mực
vì nàng xinh đẹp tuyệt trần, da trắng như tuyết lại thông minh, giỏi đàn ca múa
hát nữa.
Nhà
vua đã ép Lý Mạo phải dâng Ngọc Hoàn vào cung làm đạo sĩ ở Thái Chân quán nằm
trong hậu cung đó là cái cớ để vua cha cướp con dâu xinh đẹp như tiên. Sau 3
tháng nàng được Huyền Tông sủng ái và từ danh hiệu Thái Chân nữ đạo sĩ, Ngọc
Hoàn được Huyền Tông đổi thành Thái Chân Phi!
Năm
741 Đường Huyền Thông đổi niên hiệu là Thiên Bảo, từ khi có Dương Thái Chân, Đường
Huyền Tông sủng ái nàng rất nhiều nên bỏ bê triều chính.
Năm
745, Dương Thái Chân được phong lên làm Quí Phi lại tin dùng Võ tướng An Lộc
Sơn người Đột Quyết nhận làm con nuôi ra vào cung cấm đây là cớ An Lộc Sơn
thông dâm cùng Dương Quí Phi. Hơn nữa nhà vua cho An Lộc Sơn nắm giữ một nửa lực
lượng quân sự của triều đình.
Huyền
Tông còn phong cho người anh họ của Quí Phi là Dương Quốc Trung (tức là Dương
Khâm) làm tể tướng kiêm lại bộ thượng thư chưa đầy 10 năm. Dương Quốc Trung đã
leo lên tới địa vị cao nhất.
Biết
Dương Quí Phi thích ăn quả lệ chi, nhà vua xuống chiếu lập hẳn một đội phiêu kỵ
đến mùa lệ chi chín thì thay phiên nhau từ Tứ Xuyên, Quảng Đông đổi ngựa liên tục,
bất kể ngày đêm chuyển trái lệ chi về Trường An, con đường xa xôi ngàn dặm mà
Dương Quí Phi luôn vẫn có lệ chi còn tươi mới hai trên cây xuống để ăn thì đủ
biết Huyền Tông chiều chuộng nàng như thế nào.
Ngay
cả “Tửu tiên” Lý Bạch cũng được Huyền Tông phong cho ông làm cung phụng hàn lâm
đại học sĩ. Ông đã làm rất nhiều bài thơ ca tụng nhan sắc tuyệt thế của Dương
Quí Phi đồng thời cũng là hạn văn chương tâm đắc của nàng, chỉ riêng ba bài thơ
thất ngôn tứ tuyệt gọi là ba bài Thanh Bình điệu. Lý Bạch đã lột tả được nhan sắc
nghiêng thành tuyệt thế của Dương Quí Phi.
Năm
Thiên Bảo thứ 10, An Lộc Sơn mở tiệc mừng sinh nhật tại triều có cả Huyền Tông
và Dương Quí Phi tham dự. Hôm sau nhà vua mời An Lộc Sơn vào cung chiêu đãi,
Dương Quí Phi lấy cớ bắt chước theo phong tục của người Hồ, cùng An Lộc Sơn múa
hát cho Huyền Tông thưởng thức. Hai người sánh vai, công khai liếc mắt đưa tình
mà Huyền Tông ngồi đó không hề hay biết.
Dương
Quốc Trung nắm toàn quyền binh lực. Thấy An Lộc Sơn lộng hành, như cái gai trước
mắt định mà trừ đi.
An Lộc
Sơn biết được bỏ trốn. Rồi vào ngày 16/12 năm 755 An Lộc Sơn cử binh từ quận
Ngư Dương đánh thẳng vào kinh đô Trường An, đặt quốc hiệu là Yên.
Đường
Huyền Tông cùng Dương Quí Phi bỏ kinh thành chạy trốn vào ngày 14/7 năm 756 đến
Mã Ngôi đất Thục quân sĩ nổi loạn giết Dương Quốc Trung rồi ép vua Đường Minh
Hoàng xử tử Dương Quí Phi, nàng bị xiết cổ chết lúc ấy 38 tuổi.
(Còn tiếp) Lấp Vò, Đồng Tháp
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét