TÌM HIỂU THÊM VỀ THỜI GIAN TRONG TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014
Chúng ta đều biết “Đoạn trường tân
thanh” hay còn gọi là truyện Kiều của cụ Nguyễn Du đã dựa theo truyện “Phong
tình lục” của Trung Hoa để viết lên bằng thể thơ lục bát của Việt Nam.
Riêng bài viết này tôi xin nêu về thời gian
trong tác phẩm mà từ xưa đến nay chúng ta chẳng mấy lưu tâm đến.
A.
TÌM HIỂU VỀ THỜI GIAN
TRONG TÁC PHẨM
Qua từng câu riêng rẽ khi chúng ta mới đọc lên
nghe chỉ như một câu tả cảnh hoặc một câu dẫn thường tình chẳng có gì đặc biệt.
Thậm chí khi mới luận ra nghĩa thời gian trong đó, ta còn cảm thấy ngợ ngờ khi
chưa thể tin ngay được.
Nhưng khi gắn kết tất cả những câu tả thời gian
trong đó lại, ta thấy được là một mạch thời gian hết sức chính xác đã được miêu
tả rất kín đáo mà cũng rất kỳ công. Đó phải là công việc có chủ ý hẳn hoi chứ
không thể chỉ là do ngẫu nhiên mà thành được.
I.
CHỊ EM KIỀU ĐI THANH
MINH VÀO NGÀY THÁNG NĂM NÀO?
Ngày xuân con én đưa
thoi
Thiều quang chính chục
đã ngoài sáu mươi
…
Thanh minh trong tiết
tháng ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp
thanh
…
Chị em sắm sửa bộ hành
du xuân
Như vậy chị em của Thúy Kiều đi bộ để chơi xuân
vào ngày “Thanh minh”.
Ở đây ta biết được thanh minh trong tiết tháng
ba và mùa xuân đã qua trên 60 ngày rồi!
Vậy thanh minh là ngày nào? của tháng 3?
Ở đây cụ Nguyễn Du đã tả rất kỹ là:
Tà tà bóng ngã về tây
Chị em thơ thẩn dan tay
ra về
Như vậy sau một ngày chị em Thúy Kiều
đi dự hội đạp thanh khi thấy bóng mặt trời ngã về tây thì chị em ra về đến nhà
vào lúc:
Kiều từ trở gót trướng
hoa
Mặt trời gác núi chiêng
đà thu không
Gương nga chênh chếch
dòm song
Vàng soi ngấn nước cây lồng
bóng sân
Hải đường lả ngọn đông
lân
Như vậy Thúy Kiều về đến nhà là
lúc mặt trời gác núi – chiêng thu không báo hiệu giờ đóng cửa thành và mặt
trăng cũng vừa lên.
Nhưng theo kinh nghiệm dân gian có
câu đến nói về mặt trăng mọc như sau:
“Ngày
16 vừa tối trăng lên”
17 thảy giường chiếu trăng lên
18 nám trấu .. trăng lên
…
21 nửa đêm trăng lên
Vậy Kiều đã đi Thanh minh vào
ngày 16 tháng 3 năm Gia Tĩnh thứ I của Triều Minh. Khi Kiều về nhà ngồi ngắm
trăng lên – soi vào cửa sổ - phía trước có hòn non bộ trong hồ nước, có ánh
trăng soi vào ngấn nước – và bóng cây hải đường lồng trên sân vì ngọn lả xuống
nhà hàng xóm phía đông.
II.
KIỀU RA THĂM VƯỜN VÀO
NGÀY THÁNG NĂM NÀO?
Kiều đi thanh minh gặp
Kim Trọng – tiếng sét ái tình nổ ra giữa hai người!
Người quốc sắc kẻ thiên
tài
Tình trong như đã mặt
ngoài còn e
Chập chờn cơn tỉnh cơn
mê
Rốn ngồi chẳng tiện dứt về
chỉn khôn
Bóng tà như giục cơn buồn
Khách đà lên ngựa người
còn ghé theo
Dưới cầu nước chảy trong
veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều
thướt tha
Khi về nhà Kiều nhớ Kim và chàng Kim
cũng nhớ Kiều:
Chàng Kim từ lại thư
song
Nỗi nàng canh cánh bên
lòng biếng khuây
Sầu đong càng lắc càng đầy
Ba thu dọn lại một ngày
dài ghê!
Đối với chàng Kim một ngày thương nhớ
dài như ba năm.
Bâng khuâng nhớ cảnh nhớ
người
Nhớ nơi tri ngộ vội dời
chân đi
…
Nghề riêng nhớ ít – tưởng
nhiều
Xăm xăm đè nèo Lam Kiều
lần sang
Nhớ quá chàng Kim đã lần sang, nhưng
đến nới chàng ta đã thấy gì?
Thâm nghiêm kín cổng cao
tường
…
Tần ngần đứng suốt giờ
lâu
Dạo quanh chợt thấy mái
sau có nhà
Là nhà Ngô Việt thương
gia
Buồng không để đó người
xa chưa về
Lấy điều du học hỏi thuê
Khi chàng Kim viện cớ là trọ học nên
thuê nhà cạnh nhà Kiều - ở một ngày, hai bữa không gặp, nhưng ba bốn bữa chắc
thế nào cũng có dịp gặp nhau.
Nhẫn từ quán khách lân
la
“Tuần trăng thấm thoắt
nay đã thèm hai”
Cách tường phải buổi êm
trời
Dưới đào dường có bóng
người thướt tha
Chàng Kim rình hoài. Ngóng đợi như vậy
hai tháng đã trôi qua. Thì sáng nay nàng mới ra thăm vườn.
Như trên tôi đã xác định thanh minh
là ngày 16 tháng 3. Đến nay là 2 tháng đúng.
“Như vậy Kiều đã ra thăm vườn vào ngày 16
tháng 5 năm Gia Tĩnh I Triều Minh”.
III.
NGÀY KIM KIỀU GẶP NHAU
TRAO KỶ VẬT
Có lẽ nghe sau nhà có tiếng
đàn nên Kiều đã ra xem thử ai đã đàn.
Khi chàng Kim thấy dưới
đào có bóng người nên đã vội
Buông cầm xốc áo vội ra
Hương còn thơm nức người
đà vắng tanh
Và chàng ta đã vội
Lần theo tường gấm dạo
quanh
Trên đào nhác thấy một
cành kim thoa
Không biết Kiều đã vô tình để cành
kim thoa vướng trên cành đào hay là nàng ta đã để lại cành kim thoa. Đây là
nghi án ta sẽ xem xét sau. Còn chàng thấy vậy đã giơ tay với lấy về nhà.
“Này trong khuê các đâu
mà đến đây?”
“Gẫm âu người ấy báu
này”
“Chẳng duyên chưa dễ vào
tay ai cầm”
Thật là ngộ nghĩnh. Chiếc thoa của
người ta mà mình đã nhóm qua cố tình với lấy về nhà rồi tự đoán mò là duyên của
mình.
Liền tay ngắm nghía biếng
nằm
Hãy còn thoang thoảng
hương trầm chưa phải
Chàng Kim đã ngắm nghía suốt đêm
không nằm. Chàng ta có cảm tưởng hương trầm của người đẹp còn thoang thoảng nơi
cành kim thoa!
“Tan sương đã thấy bóng
người”
“Quanh tường ra ý tìm
tòi ngẩn ngơ”
Sinh đà có ý đợi chờ
Cách tường lên tiếng xa
đưa ướm lòng
Như vậy đó là sáng hôm sau – tức
là ngày 17 tháng 5 Kim Trọng và Thúy Kiều gặp nhau.
Chàng Kim đã trao tặng Kiều là:
Xuyến vàng đôi chiếc
khăn là một vuông
Và Thúy Kiều đã tặng lại chàng Kim
Sẵn tay
khăn gấm quạt quỳ
Với cành thoa
ấy tức thì đổi trao
Trao đổi tặng phẩm để cụ thể hóa mối tình làm
tin sự đính ước.
Lần lần ngày gió đêm
trăng
Thưa hồng rậm lục đã chừng
xuân qua
Ngày vừa sinh nhật ngoại
gia
Trên hai đường dưới nữa
là hai em
Tưng bừng sắm sửa áo
xiêm
Biện dâng một lễ xa đem
tấc thành
IV.
XÁC ĐỊNH NGÀY GIA ĐÌNH
KIỀU VỀ NGOẠI DỰ SINH NHẬT
Gia đình Kiều đã về bên
ngoại dự sinh nhật trong khoảng thời gian “thưa
hồng rậm lục đã chừng xuân qua” vậy là mùa hè, nhưng vào ngày nào?
tháng nào? của mùa hè?
Gia đình Kiều về sinh nhật
ngoại gia, Kiều ở lại nhà dĩ nhiên là cô lấy cớ “con đau dầu, xin ở lại nhà!”.
Đây là cơ hội để đi gặp chàng Kim.
Nhà lan thanh vắng một mình
Ngẫm cơ hội ngộ - đã đành hôm nay
Nàng đã nấu vài món ăn
ngon đem sang nhà chàng Kim
Thời trân thức thức sẵn
sàng
Gót sen thoăn thoắt dạo
ngay mái tường
Rồi cả hai
Sóng vai về chốn thư
hiên
Góp lời phong nguyệt nặng
nguyền non sông
Giây phút bên nhau của hai người rất
ngắn ngủi, ngày sắp hết –
Ngày vui ngắn chẳng đầy
gan
Trông ra ác đã ngậm
gương non Đoài
Hai người ngồi nói chuyện
và thề bồi từ sáng đến chiều.
Cái vui có bao nhiêu
đâu! Chưa bằng một gan tay!
Vắng nhà chẳng tiện ngồi dai
Giã chàng nàng mới kíp dời song sa
Kiều giã biệt chàng Kim
rồi ra về
Đến nhà vừa thấy tin nhà
Hai thân còn dở tiệc hoa
chưa về
Cửa ngoài vội rủ rèm the
Xăm xăm băng lối vườn “khuya”
một mình
Kiều lại sang nhà trọ của chàng Kim
vào lúc nửa đêm (khuya) khi nàng Kiều đi cũng là lúc: “Nhặt thưa gương dọi đầu cành”
Gương là: ánh trăng đã dọi lên đầu cành cây.
Đây là khoảng thời
gian ta xác định được là:
“Ngày 21 của mùa
hè. Vì nửa đêm trăng mới mọc”
Vậy ngày sinh nhật
ngoại gia là ngày 21.
Khi Kiều vào thấy chàng Kim đang ngồi ngủ gục. Nàng Kiều lên tiếng. Kim Trọng rất mừng rước
vào sau đó hai người viết lời thề trên giấy hoa tiên rồi cắt tóc trộn với nhau
chia đôi mỗi người một nửa.
Hai người uống rượu
thề nguyền – Kiều đánh đàn cho chàng nghe. Hai người tâm sự cả đêm cho đến khi:
“Bóng tàu vừa lạt vẻ ngân”
Tin đâu đã thấy cửa ngăn gọi vào
Vậy
là đến mờ sáng – bóng tàu là bóng mái nhà, vì tàu là thanh gỗ dài đặt dọc để
đỡ mái nhà.
Vẻ
ngân là: ánh trăng như bạc. Vì gần sáng nên ánh sáng trăng chiếu xuyên qua mái
nhà đã bạt bớt đi. Theo kinh nghiệm của dân gian: xác định về mặt trăng:
Đêm:
20 tuất rốt trăng lên
Đêm:
“21 nửa đêm trăng lên”
Đêm:
“22 gần sáng trăng xuyên mái nhà”
Đêm:
23 vừa sáng trăng tà
Như
vậy sáng ngày 22 Kim Trọng nhận được tin:
Đem tin thúc phụ từ đường
Bơ vơ lữ thấn tha hương đề huề
Liêu Dương cách trở sơn khê
Xuân đường kíp gọi sinh về hộ tang
Như
vậy chú của Kim Trọng mất được quàn tại Liêu Dương cha gọi chàng về gấp để lo
việc tống táng.
Mảng tin xiết nỗi kinh hoàng
Băng mình lẻn trước đài trang tự tình
Chàng
Kim sang nhà báo tin cho Kiều biết
Dùng dằng chưa nỡ rời tay
“Vầng đông trông đã đứng ngay nóc nhà”
Như
vậy đúng giữa trưa chàng Kim chào chia tay ra đi.
Buộc yên quảy gánh vội vàng
Mối sầu xẻ nửa bước đường chia hai
Buồn trông phong cảnh quê người
“Đầu cành quyên nhặt cuối trời nhạn thưa”
Như
vậy khi gắn kết tất cả những câu tả về thời gian khi Kiều – Băng lối vườn giữa
đêm khuya ánh trăng lên dọi đầu cành cây. Đến sáng hôm sau ánh trăng vẫn còn. Kế
đến giữa trưa Kim Trọng lên đường. Đầu cành chim cuốc (quyên) kêu nhặt là kêu
ra rả, cuối trời chim nhạn bay về lưa thưa. “Tháng 6. Đó là khoảng thời gian
cuối hè đầu mùa thu”. Chính xác: Ngày sinh nhật ngoại gia là 21 tháng 6.
Ngày chàng Kim về
Liêu Dương để hộ tang chú là: trưa, ngày 22 tháng
6. Và tiếp đến chiều ngày hôm ấy tai họa lớp ập đến gia đình Thúy Kiều.
V.
NGÀY GIA ĐÌNH KIỀU GẶP NẠN
Sau khi chàng Kim lên ngựa đi rồi. Nàng Kiều cũng vừa dời gót thì – Đoàn mừng
thọ ngoại hương cũng vừa về.
Hàn huyên chưa kịp dãi dề
Sai nha đâu bỗng bốn bề xôn xao
Người nách thước, kẻ tay đao
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi!
Lợi
dụng lời khai của thằng “bán tơ”. Bọn sai nha lấy cớ tìm tang chứng, vật chứng
để bọn chúng cướp của.
Cụ Nguyễn Du gọi
chúng là ruồi xanh.
Đầy nhà vang tiếng ruồi xanh
Bọn
đầu trâu mặt ngựa mệnh danh “sai nha ấy” thời nào cũng vậy, bọn chúng tha hồ vơ
vét cho đầy túi tham.
Một nhà hoảng hốt ngẩn ngơ
Tiếng oan dậy đất – án ngờ
lòa mây
– Người dân đen thấp cổ bé miệng bị
đánh đập, tra tấn – tù oan là lẽ thường tình. Bọn chúng trói cha
con Vương ông rồi treo lên
Rường cao rút ngược dây oan
Dẫu là đá cũng nát gan lọ người
Tai
nạn đã ập đến khoảng giờ Mùi (từ 13 giờ đến 15 giờ) vào ngày 22 tháng 6 năm Gia
Tĩnh.
VI.
NGÀY VƯƠNG ÔNG ĐƯỢC LÃNH RA
Vì
tiền chúng không từ một việc nào cả, đó là lẽ thường tình:
Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền!
Tiền là tiên, là Phật, là sức bật … – tiền là chân lý, tiền là
hết ý...
Giải pháp duy nhất để cứu cha và em là hối lộ tiền. Kiều đã đi đến quyết định
lớn là “Bán mình để chuộc cha”
Tính bài lót đó luồng đây
Có “ba trăm lượng” việc này mới xong
Với
giá cả hiện nay (300 lượng vàng 4 số 9) khoảng là (500 ngàn đô, cỡ
10 tỉ đồng Việt Nam) kẻ môi giới chạy án là – “Họ Chung có kẻ lại già” giúp cho
Hãy về - tạm phó gian ngoài
Dặn nàng qui liệu trong “đôi ba ngày”
Tin
“Thúy Kiều bán mình” được mối lái truyền đi.
Và
tên buôn người Mã Giám Sinh đã
Cò kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngã giá – vàng ngoài “bốn trăm”
Có
tiền là có tất cả! Mọi thủ tục về giao kèo đã xong.
Tiền lưng đã có việc gì chẳng xong!
Kiều đã nhờ vả với một
người chạy án.
Một lời cậy với Chung Công
Khất từ tạm lĩnh Vương Ông về nhà
Vì
hôm trước lão lại già họ Chung dặn Kiều lo chạy tiền trong thời gian “đôi ba
ngày” mà thôi. Và:
Họ Chung ra sức giúp vì
Lễ tâm đã đặt tụng kỳ cũng xong
Lễ
tâm tiền hối lộ “300 lượng”. Riêng khoảng phụ chi cho cò và thằng kè, bà mối v.v. trên một trăm lượng nữa là hết nhẵn.
Vậy
vụ án đã xong – Vương Ông được tạm lĩnh về nhà đó là ngày 26 tháng 6 năm Gia
Tĩnh.
VII.
XÁC ĐỊNH NGÀY THÁNG KIỀU LÊN KIỆU HOA
Vụ án thằng bán tơ
quan trên đã bỏ túi trên 10 tỉ. Kiều đã qua một cơn lốc lớn – nỗi đau đến
tột cùng. Đó là nỗi đau không phải bán mình và đi lưu lạc tha phương mà đau khổ
nhất là phải phụ bạc người tình của mình.
Nợ tình chưa trả cho ai
Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan!
...
Nỗi riêng – riêng những bàn hoàn
Dầu chong trắng dĩa – lệ tràn thấm
khăn
Niềm
đau khổ lên đến mức tuyệt đỉnh.
Cạn lời hồn ngất máu say
Một hơi lặng ngắt đôi tay giá đồng
Sau
khi nàng Kiều tỉnh lại nàng Kiều đã nhờ cha:
“Nhờ cha trả được nghĩa chàng cho xuôi”
“Sá chi thân phận tôi đòi”
“Dẫu rằng xương trắng quê người quản đâu!”
Tiếp
theo là nhà trai đến rước dâu:
Khắc canh đã giục nam lâu mấy hồi
Kiệu hoa đâu đã đến ngoài
Quản
huyền đâu đã giục người sinh ly
Quản
huyền: tiếng sáo, tiếng đàn rước dâu.
Trời hôm
mây kéo tối rầm
Theo
“Thọ
Mai gia lễ” -
Khi rước dâu là lúc nửa đêm – Trời tối rầm.
Đó là đêm 30 sáng ngày mồng một không có trăng.
Lúc 0 giờ ngày mồng
1 tháng 7 năm Gia Tĩnh Kiều lên xe hoa.
VIII. XÁC ĐỊNH THỜI GIAN KIỀU TỰ TỬ LẦN I
Rước nàng về chốn trú
phường
Bốn bề xuân khóa một
nàng ở trong
Mã Giám Sinh đóng vai trò của một
chàng rể, kỳ thực họ Mã chỉ là con bài thừa lệnh bà Giám đốc nhà chứa là Tú Bà
mua Kiều về làm gái giang hồ mà thôi.
Và đêm ấy Mã Giám Sinh đã ép Kiều ngủ chung. Cụ
Nguyễn Du thốt lên
Tiếc thay một đóa trà mi
Con ong đã tỏ đường đi lối
về
Và sáng hôm sau – tức sáng ngày mồng
2 tháng 7
Tiếng gà nghe đã gáy sôi
mái tường
Lầu mai vừa rúc còi
sương
Mã Sinh giục giã vội
vàng ra đi
…
Đùng đùng gió giục mây vần
Một xe trong cõi hồng trần
như bay
Đoàn rước dâu đi trong gió bụi –
sương lạnh của mùa thu đọng trắng trên cầu
Bạc phau cầu giá đen rầm
ngàn mây
Vi lô san sát hơi may
Một trời thu để riêng ai
một người
Hơi may: hơi lạnh gió heo may (gió
Tây Bắc – gió mùa thu đã thổi về)
Những là lạ nước lạ non
Lâm Truy vừa một tháng
tròn tới nơi
Như vậy ngày 2 tháng 7 đoàn
xe rước dâu khởi hành nay về đến nhà là ngày mồng 2 tháng 8 rồi.
Sau đó Kiều bị Tú Bà đánh và chửi.
Kiều đã lấy dao đâm vào bụng tự tử.
Thuốc than suốt một ngày
thâu
Giấc mê nghe đã dàu dàu
vừa tan
Suốt cả một ngày thuốc than đến
chiều Kiều tỉnh lại. Đó là ngày mồng 2 tháng 8 năm Gia Tĩnh.
IX.
XÁC ĐỊNH THỜI GIAN SỞ
KHANH LỪA KIỀU TRỐN ĐI
Khi Kiều tỉnh lại – Tú
Bà đã chực sẵn bên màn
Lựa lời khuyên giải mơn
man gỡ dần
Bà ta hứa sẽ lo cho tương lai của Kiều và để Kiều
dưỡng bệnh ở Lầu Ngưng Bích.
Thúy Kiều tưởng nhớ người yêu, nhớ cha mẹ. Trông
vời cố hương, nghĩ về thân phận. Không biết mình sẽ về đâu trong tương lai.
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gội rửa bao giờ
cho phai
Thế rồi anh chàng họ Sở xuất hiện –
chàng ta muốn chứng tỏ mình là một trang hảo hán có lòng nghĩa hiệp, cứu đời.
Thúy Kiều đã viết thư kể chuyện về
mình vào buổi sáng. Đến chiều Sở Khanh đã trả lời (phục thư)
Mở xem một bức tiên mai
Rành rành Tích Việt có
hai chữ đề
Lấy trong ý tứ mà suy
“Ngày hai mưới mốt tuất
thì phải chăng?”
Kiều rất thông minh. Mở thư thấy hai
chữ “Tích Việt” thì đoán được thông điệp bí mật. Chữ (Tích) phân ra gồm có 3 chữ
là: (Trấp là hai mươi), (Nhất là một), (Nhật là ngày). Còn chữ (Việt) có nghĩa
là vượt, trong đó có chữ (tuất).
Như vậy ngày 21 giờ Tuất (khoảng
19 – 21 giờ) mình sẽ trốn đi – Đó là thông điệp của chàng Sở Khanh.
Như đã hẹn Sở Khanh đến và Kiều
Cùng nhau lẻn bước xuống
lầu
Song song ngựa trước, ngựa
sau một đoàn
Đêm thu khắc lậu canh
tàn
Gió cây trút lá trăng
ngàn ngậm gương
Kiều đã trốn đi theo lời dụ của Sở
Khanh – lúc ra đi là giờ Tuất ngày 21. Nhưng tháng nào đây?
Qua câu Đêm thu vậy là đêm mùa thu – Gió
cây trút lá: như vậy gió lớn lá rụng nhiều (trút lá) đúng là cuối
mùa thu gió đông bắt đầu thổi về, và cũng là lúc cây rụng lá nhiều nhất
vậy là tháng 9.
Kiều đã trốn đi theo lời dụ của Sở Khánh đúng
là giờ Tuất ngày 21 tháng 9 năm Gia Tĩnh.
( Còn tiếp )
Trương Vĩnh Khánh
Bài liên quan
- Tìm hiểu nền giáo dục xưa và nay
- Tìm hiểu về Đức Phật Thích Ca - Phần 4 (tiếp theo)
- Cái nghèo qua thơ của Tam Nguyên Yên Đổ
- Bàn thêm về từ "Cái"
- Bàn thêm về những ngôn ngữ ở Việt Nam
- Tứ đại mỹ nhân "của Trung Quốc cổ đại"
- Nguyễn Hiến Lê (1912 - 1984)
- Tìm hiểu về thời gian trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du (tt)
- Tìm hiểu thêm về thời gian trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du (tiếp theo)
- Bàn thêm về năm nhuận của Dương lịch và Âm lịch
- Khái niệm thời gian
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét