Tìm hiểu nền giáo dục xưa và nay
Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014
Bài
viết của Trương Vĩnh Khánh
Bất
cứ một quốc gia, dân tộc nào trên trái đất này, đều có nền giáo dục riêng để
đào tạo nhân tài cho đất nước.
Câu
nói nổi tiếng của Quản Di Ngô thời Xuân Thu, năm 685 trước Công nguyên, khi ông
được phong làm Tể tướng đã hiếm kế với Tề Hoàn Công rằng: “ Nhất niên chi kế mạc
như thụ cốc, Thập niên chi kế mạc như thụ mộc, Bách niên chi kế mạc như thụ nhân”.
Nghĩa là: “ Một năm không gì hơn bằng trồng lúa, mười năm không gì hơn bằng trồng
cây, trăm năm không gì hơn bằng trồng người”.Kế hoạch trồng người là kế sách để
đào tạo nhân tài.
Vậy
giáo dục là gì?
Giáo:
dạy, rèn luyện ( đào), (tạo) làm.
Dục:
nuôi dưỡng
Giáo
dục, nghĩa là nuôi dưỡng và dạy dỗ rèn luyện nên người có ích cho đời. Theo “
KINH LỄ” của Khổng Tử chương 18 bàn về Học Ký ( trang 157) ghi rằng: “ Cứ 25
nhà gọi là một “ Lư” có điều lệ nói về việc ăn ở học hành. Một Lư đó có nhà học
gọi là “ Thục”.
Cứ
năm trăm nhà gọi là một “ Đảng” có điều lệ nói về việc ăn ở học hành.Nhà học của
một “ Đảng” gọi là “Tường”.
Cứ
một vạn hai ngàn nhà gọi là một “ Châu” nhà học đó gọi là “Tự”.
Riêng
ở Kinh đô gọi là “ Quốc học”
Căn
cứ theo sử liệu:
Năm
thứ 2 sau Công Nguyên ( Nhâm Tuất), nhà Tây Hán sai Tích Quang sang làm thái
thú Giao Chỉ. Ông ta cai trị hơn 20 năm và ra sức thi hành chính sách Hán hóa.
Năm
29 sau Công Nguyên ( Kỷ Sửu), Nhà Đông Hán cử Nhân Diêm 25 tuổi làm Thái thú Cửu
Chân. Nho giáo bắt đầu truyền vào nước ta.
Như
vậy trải qua ngàn năm Bắc thuộc. Việc học do Phong kiến phương Bắc đưa vào để
đào tạo người ra giúp việc cho chúng.
A.
NỀN
GIÁO DỤC XƯA Ở NƯỚC TA
Tháng mười Âm Lịch năm 938( Mậu Tuất),
Ngô Quyền người Đường Lâm( Sơn Tây) đánh tan quân xâm lược Nam Hán kết thúc
hoàn toàn thời kỳ mất nước kéo dài hơn một ngàn năm, mở ra thời kỳ độc lập của
dân tộc.
Kế tiếp các triều đại phong kiến của
Viêt Nam ta đã mở ra các khoa thi để tuyển chọn nhân tài ra giúp nước (căn cứ theo :” Đại Việt Sử Ký Toàn Thư” của
Ngô Sĩ Liên).
Năm 1075 Ất Mão, năm thứ tư ( Lý
Nhân Tông). Tháng 2 mở khoa thi minh kinh bác sĩ và thi Nho học tam trường. Đến
năm 1919( thời vua Khải Định nhà Nguyễn) trải qua 844 năm có tất cả 185 khoa
thi với 2.896 Tiến sĩ, Phó bảng trong số đó có 47 Trạng Nguyên ( Căn cứ sách giáo khoa 2008 của Bộ Giáo Dục
và Đào Tạo).
Những người đậu Tiến sĩ mới được ra
làm quan và một số thì không chịu làm quan chỉ mở trường dạy học như:
CHU VĂN AN ( 1292-1370) thi đậu
Thái Học Sinh ( Tiến sĩ) thời Trần, ông không ra làm quan mà ở nhà mở trường dạy
học làm thơ. Sau vua Trần Minh Tông mời ông ra dạy học cho Thái Tử Trần Vượng
và được cử làm Tư Nghiệp Quốc Tử Giám. Đến thời Trần Dụ Tông, ông dâng “ Thất
Trảm Sớ” xin chém đầu 7 gian thần- nhưng nhà vua không nghe. Ông cáo quan về
Chí Linh ( Hải Dương) mở trường dạy học và viết sách.
THÂN NHÂN TRUNG (1418-1499) ông đậu
Tiến Sĩ năm 1469 ra làm quan đến chức Thượng Thư, Đại học Sĩ Tế Tửu Quốc Tử
Giám. Ông đã viết: “ Nhân tài quốc gia chi nguyên khí”. Dịch: “ Hiền tài là
nguyên khí quốc gia”.
NGUYỄN BỈNH KHIÊM ( 1491-1585) đỗ
Trạng nguyên năm 1553. Ông làm quan đến chức Thượng Thư. Khi triều chính ngày một
xấu đi. Ông dâng sớ xin chém đầu 18 gian thần nhưng vua không nghe. Ông cáo quan
về dạy học và viết sách. Cuốn “ Thái Ất Thần Kinh” đến nay vẫn còn khó có người
đọc được.
NGUYỄN KHUYẾN ( 1835-1909),ông đỗ đầu
3 khoa thi Hương ,Hội và Đình nên được gọi là Tam Nguyên. Năm 1883 vua Tự Đức mất,
Pháp đem quân đánh chiếm cửa Thuận An( Huế). Triều Đình ký điều ước đầu hàng.
Ông từ quan về quê mở trường dạy học.
Để quản lý ông , Hoàng Cao Khải buộc
ông về ( làm gia sư) dạy học cho con hắn.
Như vậy việc học ngày xưa có 3 trường
hợp:
Thứ nhất:
Nhà nước nuôi cho ăn và học không phải tốn tiền
Thứ hai:
Sau khi thi đậu mới được ra làm quan giúp nước.
Thứ ba:
Sau khi cáo quan về mở trường dạy học tại quê nhà.
B.
GIÁO
DỤC NGÀY NAY:
Ngày nay gọi là Giáo Dục và Đào Tạo.
Như trên tôi đã phân tích. Giáo là: dạy - dục là nuôi – đào là rèn- tạo là làm.
Như vậy trong từ giáo là dạy có cả rèn và làm luyện, vậy đào tạo là từ thêm cho
rõ nghĩa nếu không nói là thừa.
Ngày nay học sinh đi học nhà nước
không có nuôi chỉ trừ trường hợp con em đồng bào dân tộc- ở trường nội trú. Còn
tất cả học sinh phải tự túc, gia đình lo – học sinh còn phải nộp tiền cho trường.
Kể từ ngày 2/9/1945 Chủ Tịch Hồ Chí
Minh đọc tuyên ngôn độc lập tại vườn hoa Ba Đình “ khai sinh ra nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa”. Đến nay 2014, gần 80 năm qua theo thống kê của Bộ Giáo Dục
và Đào Tạo năm 2013, nước ta hiện có 24.300 Tiến sĩ và 101.000 Thạc sĩ. Như vậy
tổng cộng là 125.300 Tiến sĩ và Thạc sĩ.
Theo thống kê của Cục thống kê công
bố ngày 26/12/2013, nước ta hiện có 72.000 cử nhân thất nghiệp.
Như vậy:
Thứ nhất là:
Giáo dục là nuôi dạy, ngày xưa chỉ có giáo dục còn ngày nay giáo dục thêm đào tạo
nhưng khác hơn ngày xưa. Ngày nay học sinh phải tự túc không được nuôi như ngày
xưa. Học sinh đi học phải nộp tiền- còn ngày xưa học sinh được miễn.
Thứ hai là:
cán bộ công nhân viên chức ngày nay đa phần xuất thân từ giai cấp vô sản, từ
bưng biền tham gia kháng chiến về lãnh đạo , được Đảng và Nhà nước mở các lớp học
bổ túc, các lớp chuyên tu. Nên dân gian có câu: “ Dốt như chuyên tu, ngu như bổ
túc!!!” Như vậy ngày nay, ra làm cán bộ rồi mới đi học thi lấy học vị .
Đơn cử: Phó bí thư tỉnh ủy Phú Yên NGUYỄN
VĂN NGỌC lấy bằng tiến sĩ ĐH Nam Thái Bình Dương chỉ có học 6 tháng với số tiền
là 17.000 USD.
Ông DƯƠNG CHÍ DŨNG chỉ tốt nghiệp
phổ thông . Năm 1980 ông xuất khẩu lao động sang Cộng Hòa Dân Chủ Đức. Sau khi
về nước ông được bố trí làm cán bộ, đi học lấy bằng Tiến sĩ và Đại học cả 2 tấm
bằng này ông học vỏn vẹn có 3 năm tại chức trường Đại Học Hàng Hải. Với chức vụ
Cục trưởng cục Hàng hải Việt Nam và mức án tử hình về tội tham nhũng- cả nước đều
biết.
Ông HOÀNG XUÂN QUẾ - phó Viện Trưởng
Viện Tài Chính Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam với tấm bằng Tiến sĩ tại chức giả bị
Bộ giáo dục và đào tạo thu hồi vào ngày 04/10/2013 ( tấm bằng dõm).
Ông DƯƠNG PHAN CƯỜNG– Chủ tịch Hội
Đồng Quản Trị của trường Đại Học Chu Văn An( Hưng yên)- kiêm hiệu phó của trường,
mặc dù cả đời ông chưa có 1 giờ lên bục giảng cũng chưa hề đi du học ở Nga. Thế
mà tấm bằng Tiến sĩ của ông được nước Nga cấp thật là kỳ lạ!!.
Do vậy những học vị Tiến sĩ, Thạc
sĩ nhất vùng Đông Á nhưng những công trình nổi tiếng trong nước đều do những
người chưa học hết cấp 1 làm ra như Thần đèn NGUYỄN CẨM LŨY, hai lúa NGUYỄN ĐỨC
HOÀNG.
Thứ ba là:
Những tác phẩm ngày xưa nổi tiếng
như truyện Kiều của Nguyễn Du. Thái Ất Thần Kinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cáo
Bình Ngô của Nguyễn Trãi. Mở đất Kim Sơn và Tiền Hải của Nguyễn Công Trứ..v.v..Đó
là những vị quan có học vị, có đạo đức và tài năng thật sự.
Ngày
nay những công trình như:
Thần Đèn NGUYỄN CẨM LŨY ( Đồng
Tháp) chỉ học đến lớp 4 nhưng đã nổi tiếng với những công trình di dời chống
nghiêng, chống lún trong xây dựng.
Nông dân NGUYỄN ĐỨC HOÀNG ( An
Giang) học chỉ lớp 5 đã chế tạo ra các loại máy gặt đập liên hợp với nhiều tính
năng vượt trội, giá thành rẻ.
Qua thống kê, số giáo sư, tiến sĩ,
thạc sĩ ở nước ta số lượng nhiều đứng đầu Đông Nam Á. Nhưng về chất lượng các
công trình đó đầy tai tiếng như:
Cầu Cần Thơ – cây cầu thế kỷ 21 sập
ngày 26/07/2007 khi đang thi công, làm chết 54 người, bị thương 80 người.
Nhìn chung , Thủy Điện Miền Trung-
lợi bất cập hại, về việc xả lũ trong mùa mưa. Việc Thủy điện Đăkrông 3 bị vỡ
trong năm 2012 khiến nhà trôi, hoa màu bị tàn phá, người chết, hàng vạn gia
đình xác xơ. Người dân sống trong phập phồng lo sợ mỗi khi mùa mưa lũ về.
Đường cao tốc làm chưa xong đã xuống
cấp.
Đường ống dẫn nước sạch sông Đà về
Thủ đô Hà Nội đưa vào sử dụng năm 2009 đến nay đã vỡ 9 lần!!.
Con đường Trường Chinh ở Thủ đô Hà
Nội cũng bị nắn cong cong mềm mại!
Còn về văn học, truyện, thơ văn
đang chờ…..
Thứ tư là:
Ngày nay đa phần giáo viên chuyển
sang làm quan chức nhà nước.
Thầy giáo NGUYỄN TẤT THÀNH dạy học
tại trường Dục Thanh ( 1910-1911) ở Phan Thiết. Đó là chủ tịch Hồ Chí Minh- vị
lãnh tụ vĩ đại, kính yêu của dân tộc Việt Nam, là anh hùng giải phóng dân tộc
và nhà văn hóa lớn của thế giới.
Thầy giáo : VÕ NGUYÊN GIÁP dạy môn
lịch sử trường tư thục Thăng Long Hà Nội ( 1933-1939). Vị đại tướng lãnh đạo
quân sự kiệt xuất nhất trong lịch sử Việt Nam cũng là một trong những vị tướng
giỏi trên thế giới- vị anh hùng của dân tộc Việt Nam.
Thầy giáo PHẠM VĂN ĐỒNG dạy học ở
Sài Gòn ( 1927-1928) Vị thủ tướng , nhà chính trị lỗi lạc, nhà ngoại giao kiệt
xuất, nhà văn hóa lớn của Việt Nam, vừa là nhà giáo dục với câu nói dành riêng
cho thầy cô giáo:
“ Nghề dạy học là nghề cao quí nhất
trong các nghề cao quí!!”
Nhưng thực tế hiện nay ở nước ta,
đa phần những cán bộ từ thôn xã, huyện tỉnh, thành phố đến Trung ương- xuất
thân từ nghề dạy học chuyển sang làm quan chức nhà nước.
Thứ năm là:
Ngày xưa nhà nước phong kiến lập
trường để tuyển chọn nhân tài ra giúp nước.
Ngày nay đa số các nhân tài chen
nhau ra nước ngoài làm thuê ( chảy máu chất xám).
Đơn cử như Thần đồng Toán học NGÔ BẢO
CHÂU đoạt giải toán quốc tế năm 2011.
Nghệ sĩ piano ĐẶNG THÁI SƠN đoạt giải
nhất cuộc thi quốc tế năm 1980- đều ra nước ngoài định cư.
C.
VIỆC
“ TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO”
Truyền thống tôn sư trọng đạo đã có
từ lâu thể hiện sâu sắc nền văn hóa phương Đông, đặc biệt là ở nước ta việc “
Tôn sư trọng đạo” thể hiện bằng thái độ tôn quí người thầy là một truyền thống
đạo đức tốt đẹp lâu đời của dân tộc Việt Nam.
I.
NGÀY
XƯA:
Tôn sư trọng đạo là nét đẹp văn hóa
từ xưa vì đất nước thời nào cũng vậy, rất cần người tài, đức giúp nước. Nhưng
trước hết phải có người thầy giỏi thì mới có được trò hay.
Đơn cử:
LÊ QUÁT, PHẠM SƯ MẠNH đều là học
trò của CHU VĂN AN- cả hai đều đỗ đại khoa đều làm quan to trong triều. Nhưng
khi về thăm thầy CHU VĂN AN vẫn giữ lễ thầy trò như xưa- đứng vòng tay cuối đầu
nghe thầy căn dặn.
Khi thầy Bảng nhãn LƯƠNG ĐẮC BẰNG mất, học trò là NGUYỄN BỈNH KHIÊM đã
chịu tang thầy trong suốt 3 năm trời, thật là sâu nặng nghĩa tình thầy trò hiếm
thấy.
Danh sư: LÊ QUÍ ĐÔN thấy gia cảnh
BÙI HUY BÍCH nghèo nên giúp luôn việc
ăn ở học hành. Năm 1770, Bùi Huy Bích 25 tuổi đỗ Đình Nguyên Hoàng Giáp làm
quan đến Hành Tham Tụng ( ngang tể tướng). Khi thầy LÊ QUÍ ĐÔN qua đời, BÙI HUY
BÍCH về quê thầy đích thân làm chủ
tang lễ. Ông viết văn tế xin trích một đoạn như sau:
“…Xưa học ở đây,
nay khóc ở đây. Học trò nhỏ chúng con sinh sau đẻ muộn, may mắn được tới cửa thầy,
lúc đầu đã không thể học bể để đi tới bể, từ nay về sau dẫu muốn níu áo hỏi điều
chưa rõ thì mờ mịt còn đâu…”. Lời khóc thắm thiết, cảm động, thật đáng cho người
đi sau học hỏi!.
II.
NGÀY
NAY:
Đạo đức của Thầy và trò xuống cấp.
Một số vụ học sinh đánh nhau, thầy trò ẩu đả nhau trên bục giảng, trò chặn đánh
thầy xuất hiện ngày càng nhiều- gây không ít dư luận trong thời gian qua ở nước
ta, hiện nay đang cho thấy thực trạng đáng báo động. Có 4 nguyên nhân chính:
1.
Đầu tiên là nguyên nhân chính của các
trường sư phạm có vấn đề, thi tuyển ồ ạt, không có học sinh giỏi vào ngành sư
phạm.
2.
Nghề sư phạm không được coi trọng( Nhất
y, nhì dược, tạm được bách khoa, làm ăn qua loa chui vào sư phạm).
3.
Nhà trường đào tạo chất lượng kém. Thu
nhập giáo viên thấp không đảm bảo cuộc sống.
4.
Nhà trường,xã hội đang mất sự định hướng
về giá trị- cái giá trị đang bị đảo lộn! Học trò hổn láo mà người thầy không đủ
năng lực, phương pháp sư phạm, không đủ tình yêu với nghề dẫn đến kết quả đáng
buồn như trên!
D.
KẾT
LUẬN:
Nước ta hiện nay có trên 24.300 tiến
sĩ, 101.000 Thạc sĩ và trên 72.000 cử nhân thất nghiệp, con chém cha, vợ giết
chồng, trò đánh thầy. Đạo đức xuống cấp trầm trọng.
Những chứng cứ trên làm chúng ta
suy nghĩ về ngành giáo dục và đào tạo của nước ta hiện nay. Trường Đại học thừa,
sinh viên dư, thiếu tiến sĩ thật, thừa trường kém chất lượng, thừa tiến sĩ giả,
sinh viên tốt nghiệp ra trường dư thừa thất nghiệp phải đi làm công nhân để kiếm
sống. Đó là thực tế không thể chối cãi được.
Thành ngữ: “ Nhất tự vi sư, bán tự
vi sư”. Còn đâu?!!!!
Cuối cùng tôi xin chép bài thơ: tặng
bạn đọc
TIẾN
SĨ GIẤY
NGUYỄN KHUYẾN
Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai.
Cũng gọi ông nghè có kém ai.
Mảnh giấy làm nên thân giáp bản
Nét son điểm rõ mặt văn khôi.
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?
Cái giá khoa danh thế mới hời!
Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ,
Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi!
Cũng gọi ông nghè có kém ai.
Mảnh giấy làm nên thân giáp bản
Nét son điểm rõ mặt văn khôi.
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?
Cái giá khoa danh thế mới hời!
Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ,
Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi!
(Còn
tiếp)
Lấp
Vò, Đồng Tháp
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét