Bàn thêm về những ngôn ngữ ở Việt Nam
Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014
BÀN THÊM VỀ NHỮNG NGÔN NGỮ Ở VIỆT NAM
Bài viết của
TRƯƠNG VĨNH KHÁNH
Hầu hết các loại động vật đều sử dụng âm thanh do
chúng tạo ra làm phương tiện giao tiếp với đồng loại (khoa âm sinh học đã chứng
minh điều đó).
Loài Người cũng vậy. Do những điều kiện tự nhiên,
ngôn ngữ của nhân loại đã phải chọn lấy âm thanh để làm chất liệu truyền đạt
tín hiệu của mình.
Vậy ngôn ngữ là gì?
“Ngôn ngữ là hệ thống các âm
thanh, các từ ngữ và các qui tắc kết hợp chúng làm phương tiện giao tiếp chung
cho một cộng đồng.”
Vậy ngôn ngữ trước hết là ngôn ngữ âm thanh, ngôn ngữ
thành tiếng và âm thanh là chất liệu đầu tiên, là mặt vật chất không thể tách rời
của mọi ngôn ngữ. Trong lịch sử ngôn ngữ có trước chữ viết. Với hình thái ban đầu
là: “Nói” phát âm thành tiếng. Về sau khi nhà nước ra đời, xuất hiện nhu cầu sản
xuất và mua bán khi đó chữ viết mới xuất hiện.
Vậy chữ viết là gì?
Chữ viết là hệ thống tín hiệu thị giác (gồm những đường
nét) để ghi các âm thanh của ngôn ngữ là những tín hiệu thính giác.
Chữ viết không phải là ngữ âm nó chỉ dùng để biểu thị
ngữ âm mà thôi, việc biểu thị đó có thể chính xác và cũng có thể chỉ cần gần
đúng mà thôi.
Đối với loài người chữ viết là công cụ phát triển xã
hội, nó tích lũy thành tựu của loài người trong việc nhận thức và cải tạo thiên
nhiên, cải tạo xã hội (khoa học, kĩ thuật, triết học, văn chương…) làm cho con
người tiến bộ không ngừng nhờ tiếp thu và phát triển thành quả đã đạt được ở thế
hệ trước.
“Vậy chữ là kí hiệu bằng đường nét để ghi tiếng nói”
Đối với dân tộc nào cũng vậy, trên con đường tiến
lên của lịch sử nói chung, của nền văn hóa nói riêng, bao giờ sự xuất hiện của
văn tự cũng được coi là một cái mốc có tầm quan trọng đáng kể, nó có thể ghi nhận
sự trưởng thành của ý thức quốc gia của tinh thần tự túc tự cường của dân tộc.
Trước khi vào vấn đề chính về tìm hiểu những ngôn ngữ
ở Việt Nam. Chúng ta nên tìm hiểu sơ qua các loại hình chữ viết của loài người.
I.
CHỮ VIẾT TƯỢNG HÌNH
Là thứ chữ viết tối cổ của loài người thoạt đầu là
những hình vẽ mô phỏng các sự vật, rồi dần dần được đơn giản hóa.
Thứ chữ tượng hình xưa nhất là chữ sumer ở vùng Lưỡng
Hà, cách đây khoảng 6000 năm.
Còn riêng chữ Ai Cập cổ, chữ Hán, chữ Tiền Ấn Độ, chữ
Hittite (ở vùng Tiểu Á, Syria) chữ Crète (ở Địa Trung Hải) cách đây chừng 4.000
– 5.000 năm.
Chữ Maya, Aztèque chữ tượng hình của người da đỏ ở
vùng Trung Mỹ chỉ cách đây khoảng 3.000 – 2.000 năm.
Riêng chữ “Khoa Đẩu” nó có hình dạng con nòng nọc đồng
thời chữ của người Việt cổ - cách đây khoảng 2.000 năm, có trước khi chữ Hán du
nhập vào Việt Nam.
II.
CHỮ VIẾT GHI ÂM
Là thứ chữ viết các con chữ ghi nguyên vẹn các âm tiết,
chữ viết hoàn toàn ghi âm tiết xưa nhất mà chúng ta biết được là chữ viết ở đảo
Chypre, người ta đoán rằng nó xuất phát từ chữ Crète, khoảng thế kỷ V đến XV
(15) TCN.
Chữ ghi âm tiết chữ Ethiopia và chữ Brahnm Thế kỷ IV
(tư) TCN.
Người Sémite ở ven Biển Đỏ và Địa Trung Hải đã sáng
tạo ra chữ cái đầu tiên (tài liệu tìm được ở bán đảo Sinai) cho ta thấy rõ người
Phénicie đã xây dựng gồm 22 ký hiệu ghi ngôn ngữ của mình khoảng thế kỷ 13 TCN
chữ cái Phénicie gồm: a, b, c, g, m, n…
Khoảng 1.000 năm TCN, người Hi Lạp mượn chữ cái a,
b, c… của người Phénicie đặt thêm một số ký hiệu nữa để ghi ngôn ngữ của mình gồm
24 con chữ.
Sau đó chữ Hi Lạp truyền qua chữ Ý, hình thành nên
chữ cái Latin khoảng thế kỉ thứ I. Đi đôi với sự bành trướng của đế quốc La Mã
và Thiên chúa giáo. Chữ cái Latin được phổ biến ở các nước Tây và Trung Âu, rồi
ra cả thế giới và ngày nay đó là thứ đang sử dụng chữ cái này nhất là nước Việt Nam ta đang sử dụng chữ cái
này.
III.
CHỮ VIẾT CỦA VIỆT NAM
Theo chánh sử năm 208 TCN sau nhiều lần mang quân
sang đánh nước Âu Lạc nhưng không được. Triệu Đà dùng mưu đưa con trai Trọng Thủy
cưới Mỵ Châu. Lợi dụng ở rể để đánh cắp bí mật quân sự. Triều đình Cổ Loa mất cảnh
giác, An Dương Vương thua phải tự tử. Triệu Đà chiếm Âu Lạc chia nước ra làm
hai quận Giao Chỉ (Bắc Bộ), Cửu Chân ( Bắc Trung Bộ ngày nay).
Năm 111 TCN Nhà Hán chiếm Âu Lạc. Hai năm sau Tích
Quang sang làm thái thú Giao Chỉ ông ta thi hành chính sách Hán Hóa. Như vậy chữ
Hán bắt đầu du nhập vào nước ta.
Ta tìm hiểu thêm chữ Hán
Theo truyền thuyết chữ Hán do Thương Hiệt một vị
quan đời Hoàng Đế, nhìn theo vết chân của chim muông mà vẽ ra. Thật ra những tư
liệu cổ nhất về chữ Hán chỉ cách đây khoảng 3.500 năm, thời nhà Ân: đó là chữ
tượng hình khắc trên xương cốt, mai rùa (gọi là giáp cốt văn)
Đến nhà Chu (1021 – 256 TCN) có chữ Kim chữ viết lên
kim loại như chuông, khánh.
Thời chiến quốc (403 – 221 TCN) có chữ Triện loại chữ
này viết rất phức tạp hình vuông dùng để khắc ấn, triện (khuôn dấu) và chữ lệ.
Đến nhà Tây Hán (206 TCN đến 8 SCN) có chữ khải thư
còn được gọi là chữ Hán vì nó xuất hiện trong triều đại nhà Hán.
Chữ Hán còn được gọi là Hành Thư và Thảo Thư loại chữ
Thảo là loại chữ viết lược bớt nét hoặc ghép một số nét lại như vậy từ:
Chữ
giáp cốt Ò chữ Kim _ Chữ Triện _ chữ Lệ
_ chữ Khải (chữ Thư)
Như vậy tiếng Hán và phương ngữ Hán:
Chữ Hán hay tiếng Hán thuộc họ Hán Tạng là ngôn ngữ
của dân tộc Hán, dân tộc đông dân nhất và trở thành ngôn ngữ quốc gia của nước
cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Theo tiến trình lịch sử ngôn ngữ Hán có các tên gọi
khác như sau:
Tiến Hán cổ đại (Tiên Tần) gọi: Nhã ngôn
Tiếng Hán Trung đại (Hán Đường) gọi là: Thông ngôn
Tiếng Hán Cận đại (từ nhà Tống, Minh, Thanh) gọi là:
quan thoại
Tiếng Hán Hiện đại ( từ năm 1949 đến nay) còn được gọi
là quốc ngữ hay tiếng phổ thông.
Riêng tiếng Hán do người Hoa sử dụng ở Hải ngoại gọi
là: Hoa ngữ.
Từ góc độ diễn tiến của ngôn ngữ thì tiếng Hán có
hai tên gọi là văn ngôn và bạch thoại.
Văn ngôn là: tiếng Hán cổ đại từ giai đoạn Tiên Tần
còn được gọi là Nhã ngôn.
Bạch thoại là khẩu ngữ của dân gian được bắt nguồn từ
phương Bắc, lưu hành từ đời Tống.
Tiếng Hán thể hiện hai điểm chính
1.
Tiếng Hán phổ thông thoại là ngôn ngữ quốc gia
2.
Phương ngữ được sử dụng ở từng địa phương có sự khác biệt rất lớn đến mức
giữa những người nói các phương ngữ khác nhau thì không thể giao tiếp với nhau
được.
Nước Việt Nam ta có 54 dân tộc, dân tộc Kinh (Việt)
có số dân đông nhất, các dân tộc ở Việt Nam đã sử dụng chữ viết từ lâu đời,
theo hai hệ thống văn tự hoàn toàn khác nhau, trong đó chữ viết tượng hình và
chữ viết ghi âm. Hệ thống chữ Hán, chữ Nôm và hệ thống chữ Sanskrít Pali là chữ
Chăm cổ, chữ Thái cổ, chữ Khmer, chữ Lào, chữ Lự và chữ Việt.
CHỮ VIẾT CỦA TIẾNG VIỆT NHƯ CHĂM KHMER
Như tôi đã trình bày chữ Việt cổ chính là chữ “Khoa
Đẩu” nó có hình dạng con nòng nọc (đến nay vẫn chưa giải mã được hết).
I.
Chữ Nôm: (Hệ thống chữ viết tượng hình)
Căn cứ theo các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ. Chữ Nôm
xuất hiện đồng thời với chữ Hán (như bài trước tôi đã trình bày). Nhưng mãi đến
thế kỷ X sau khi nước nhà thoát khỏi sự đô hộ của phong kiến phương Bắc. Thì chữ
Nôm được phát triển xây dựng từ chữ Hán dựa trên tiếng Hán đời Đường mà ta quen
gọi là âm Hán Việt.
Đơn
cử: 天 (thiên) ghép với chữ 上 (thượng) đọc là: (Trời)
Chữ Nôm có tác động
tích cực đối với việc giữ gìn và phát triển tiếng Việt. Nó bảo vệ ngôn ngữ
riêng của dân tộc ta vừa góp phần quyết định trong việc hình thành ngôn ngữ văn
hóa và xây dựng lâu đài văn chương Việt Nam rực rỡ nó biểu hiện ý chí độc lập tự
chủ của dân tộc.
II.
CHỮ VIỆT ( chữ “QUỐC NGỮ”) là hệ thống
chữ viết ghi âm vị, xây dựng trên cơ sở chữ cái Latin bảng chữ cái Latin bắt
nguồn từ bảng chữ cái Hi Lạp xuất hiện ở La Mã cổ đại (thế kỷ thứ 7) TCN. Và ổn
định vào thế kỷ 2 TCN. Dùng để viết tiếng Latin.
Chữ
quốc ngữ được sáng chế đầu thế kỷ 17 do các giáo sĩ Bồ Đào Nha người có công đầu
tiên là Francisco de pina ông viết cuốn: “Sách học quốc ngữ” vào năm 1926 tại Hội
An.
Từ
năm 1631, hai giáo sĩ Bồ Đào Nha khác đến nước ta là Gaspar de Amaral và
Antonio de Barbosa soạn từ điển Việt – Bồ và từ điển Bồ - Việt.
Năm
1651 Alexandre de Rhodes in cuốn từ điển Việt – Bồ - Latin
Năm
1772 Pigneau de Béhaine soạn từ điển Việt – Latin. Đến thế kỷ 19 – 20 chữ này
được truyền bá rộng rãi. Đó là thứ chữ viết ghi âm vị một loại hình chữ viết tiến
bộ nhất. Tuy nhiên chữ Việt (quốc ngữ) chưa phải là đã hoàn thiện có những nhược
điểm như sau: Đơn cử:
Âm
vị: “cờ” ghi bằng ba con chữ c, k, q, thiết để ghi âm vị đơn: ph, ngh…
III.
TIẾNG CHĂM:
(Champa) Chiêm. Ngôn ngữ thuộc tiểu nhóm ngôn ngữ Malai – Polynêdi, họ ngôn ngữ
Nam Đảo. Tiếng Chăm là ngôn ngữ của người Chăm sống ở vùng Đông Bắc Phnôm –
Pênh – Tônglê – Xáp (Tonle-Sap Campuchia). Từ Bình Định trải dài đến Nam Bộ đều
có người Chăm định cư.
Chữ
viết cổ truyền của tiếng Chăm ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 2 theo dạng chữ viết
Nam Ấn Độ.
IV.
TIẾNG KHMER:
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ. Riêng Dân tộc Khmer ở đồng bằng
sông Cửu Long, theo thống kê năm 2009 có 1.260.640 người. Ngôn ngữ chủ yếu là
tiếng Khmer. Được xuất hiện ở Campuchia (như bài trước tôi đã trình bày)
Tóm lại:
Tiếng Việt là ngôn ngữ chung của toàn thể dân tộc Việt Nam. Nhưng do sự phát
triển theo chiều dài của lịch sử từ xưa đến nay, từ Bắc xuống Nam. Ngữ âm tiếng
Việt không phải là hoàn toàn thống nhất. Tiếng Việt có ba phương ngữ chính là Bắc,
Trung, Nam. Trong từng phương ngữ đó lại có nhiều thổ ngữ khác nhau.
Vấn
đề cần đặt ra làm sao xây dựng một hệ thống ngữ âm tiêu chuẩn cho tiếng Việt.
(Còn tiếp)
Lấp Vò, Đồng
Tháp
Bài liên quan
- Bàn thêm về từ "Cái"
- Tứ đại mỹ nhân "của Trung Quốc cổ đại"
- Nguyễn Hiến Lê (1912 - 1984)
- Tìm hiểu về thời gian trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du (tt)
- Tìm hiểu thêm về thời gian trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du (tiếp theo)
- Bàn thêm về năm nhuận của Dương lịch và Âm lịch
- TÌM HIỂU THÊM VỀ THỜI GIAN TRONG TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
- Khái niệm thời gian
- Tìm hiểu nền giáo dục xưa và nay
- Tìm hiểu về Đức Phật Thích Ca - Phần 4 (tiếp theo)
- Cái nghèo qua thơ của Tam Nguyên Yên Đổ
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét