Cái nghèo qua thơ của Tam Nguyên Yên Đổ
Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014
Bài viết
của Trương Vĩnh Khánh
Nguyễn Khuyến còn có tên Nguyễn Thắng sinh năm
1835 mất năm 1909. Người làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Nam Hà. Ông là học
trò của cụ Phạm Văn Nghị hoàng giáp người làng Tam Đăng, tỉnh Nam Định.
Năm 1864 Nguyễn Khuyến thi hương
đỗ Giải nguyên.
Năm 1871 đỗ Hội
nguyên, vào thi Đình, đỗ luôn Đình nguyên. Do đó, người ta gọi ông là Tam
nguyên Yên Đổ. Năm 1872 ông được bổ làm quan ở Huế.
Ngày 16 tháng 6
năm Quí Mùi (1883) Tự Đức mất.
Ngày 25 tháng 7
năm 1883 Triều đình Huế ký với Harmand điều ước Quí Mùi chấp nhận sự đô hộ của
thực dân Pháp. Lúc này Nguyễn Khuyến đang giữ chức Trực học Sĩ sung Toản tu
Quốc sử quán.
Khi Tự Đức mất
trong 2 năm đã trải qua 4 đời vua: Dục Đức (3 ngày), Hiệp Hòa (4 tháng), Kiến
Phúc (6 tháng).
Ngày 1 tháng 8
năm Giáp Thân (1884) Hàm Nghi lên ngôi. Nguyễn Khuyến được cử làm quyền Tổng
đốc Sơn Tây, ông lên đường nhậm chức nhưng đi chưa đến nơi thì vin cớ đau mắt
cáo quan xin về hưu ở làng Yên Đổ vừa mới 50 tuổi – sau 12 năm làm quan.
Gia tộc Nguyễn
Khuyến vốn gốc xứ Nghệ di cư ra vùng chiêm trùng Sơn Nam Hạ, vùng quê nghèo, mà
gia cảnh của ông cũng nghèo.
Qua bài viết này
tôi xin trình bày cái nghèo của cụ Tam nguyên Yên Đổ qua thơ văn của ông!
Nhà thơ Tam
nguyên có một bản lĩnh rất phong phú, thơ Nôm của ông không thể nói hết được
cái khó, cái nghèo của một đại quan khi nghỉ hưu non vừa mới 50 tuổi, giữa một
thời đại khủng hoảng toàn diện, trước hết và chủ yếu là khủng hoảng về hệ tư
tưởng – văn hóa, không phải chỉ vì bỡi cuộc xâm lăng của thực dân Pháp – mà còn
bỡi sự biến loạn trong lòng dân tộc. Ông đành chấp nhận cái nghèo cáo quan về
hưu không chịu hợp tác với giặc Pháp.
Chúng ta cần
phải tổng hợp cả thơ Nôm và thơ chữ Hán mới thấy rõ được phần nào cái nghèo cái
khổ của ông. Chúng ta rất cảm động trước sự phấn đấu nội tâm của ông để giữ
được phẩm cách, để đạt đến sự cao khiết – ông là người rất chân thật, nhưng
cũng rất hóm hỉnh, sâu sắc, sau khi về nghỉ hưu non đã thốt lên: - Chẳng kham lo bệnh lại lo nghèo!”
Nguyễn Khuyến
thốt lên: - “Tay cầm miếng thịt ôm mặt khóc”. Ôi! Có cái bi kịch nào đắng cay
thâm trầm và tế nhị đến như thế này! Nhà thơ đã khóc ở một miếng thịt tất cả
những nỗi cự nhục ở trên đời này và tôi cũng đã nghẹn ngào khi đọc qua đoạn
này!
Thói thường ở
đời người ta tặng quà cáp là để mua chuộc lợi dụng nhau. Ở đây ta thấy chỉ vì
sự cảm thương quí mến nhau mà cho thịt. Vì lúc này cụ Yên Đổ nghỉ hưu nghèo
đói, đau ốm, già cả không làm được việc gì – Nếu không nhận không ăn thì bị đói
và gầy, như vậy miếng thịt đến không vẩn đục.
Tuy vậy khi
Nguyễn Khuyến nhận miếng thịt vẫn cứ khổ tâm đến nỗi phải “ôm mặt khóc!”.
Nguyễn Khuyến
sống giữa bối cảnh ngoài xã hội bị thực dân Pháp đô hộ - giặc giã triền miên
dân tình đói rét. Trong nhà cụ Yên Đổ cũng lâm vào cảnh nghèo, trong mình bệnh
tật qua bài:
Việc vứt bỏ chốn
quan trường đối với Nguyễn Khuyến là một việc nhẹ nhàng, nhưng khi về hưu tâm
trạng của ông không hoàn toàn thanh thản – vừa ảm đạm vừa phân mang! Ở ông có
cái cảm giác tủi thân trách phận – vì già, vì đau yếu, mắt mờ phải bỏ dở việc
lớn, cùng sự kinh hãi về cuộc đời dâu bể, đất nước loạn ly, trộm cướp hoành
hành. Ông phần lo đói nghèo – “Cháo rau không đủ bữa”.
Phần lo đối phó
với bọn quan lại làm tay sai cho giặc Pháp. Nguyễn Khuyến cáo quan về hưu non
đâu có được yên thân dễ dàng. Theo sự chỉ đạo của quan Thầy Pháp – Vũ Văn
Báo Tổng đốc Nam Định ép cụ trở ra làm quan – nên Nguyễn Khuyến dành phải
cho con mình là Nguyễn Hoan (đậu phó bản) ra làm quan thay mình.
Để quản lý cụ, Hoàng
Cao Khải – Kinh lược Bắc Kỳ đưa cụ về dinh làm gia sư – để quản chế cụ.
Cái đòn đánh
chua cay trào lộng của bác hủ kho gàn dở Yên Đổ vị gia sư nghèo khỏ kiếm cơm!
Một vị Tam
nguyên tài cán thực sự còn kém xa thằng đi ở đợ ư?!
Một vị quan
triều Nguyễn như cụ bị bắt đi làm gia sư danh vọng may ra hơn đứa ăn mày à?
Ôi! Oái ăm! Cay
đắng tột cùng! Một sự so sánh ví von cay cú đó chính là sự nhen nhóm một âm
hưởng trữ tình mới mẻ, nó toát lên một ý nghĩa thẩm mĩ mới, những sắc thái
tương phản xâu xé trong tình cảm của Nguyễn Khuyến cho ta thấy ông đang ở vào
một hoàn cảnh không thể giấu được nữa! Và từ nay ông sẽ thẳng thắng đối diện
với nó – Nguyễn Khuyến đã chán cảnh một việc lặn lội vất cả - ông tự thấy cảm
thương mình về hưu – thường đau yếu, nhà thì nghèo!, qua bài:
Nghèo và ốm, tóc
bạc vì u sầu cụ Yên Đổ phải chấp nhận, vì nỗi buồn giày vò ông trong cảnh nhà
nghèo. Ông nhớ lại khi xưa mình là vị quan đường đường ở chốn triều đình, giờ
đây ốm nghèo khốn khổ qua bài:
Ông đã nêu lên
sau ngày treo mũ từ quan, cảnh nghèo ốm ập đến đáng thương cái già đến, trong
thời buổi loạn ly chẳng còn quyển sách nào mà đọc nữa!
Trong cảnh sống
nghèo ốm Nguyễn Khuyến đã đồng cam cộng khổ “ba cùng” với dân quê – Thơ Nôm của ông phản ảnh dân tình có
một sắc thái đậm đà, đằm thắm – ông cũng ăn uống kham khổ:
Qua bài: “MẤT MÙA”
“Năm nay cày cấy vẫn chân thua
Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa
Phần thuế quan Tây, phần trả nợ
Nửa công đứa ở, nửa thuê bò
Sớm trưa dưa muối cho qua bữa
Chợ búa trầu cau chẳng dám mua!”
Vị quan to về
hưu đã trở thành lão nông thực thụ cũng tính toán chi li – vì chiêm mất đằng
chiêm, mùa mất mùa, phần thuế phần trả nợ vì ăn vay cày trả - nên cụ Yên Đổ
phải đành sớm trưa dưa muối cho qua bữa và ngay cả trầu cau cũng chẳng dám mua
khi đi chợ trong cảnh sống khốn khó đó – nên khi “BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ”,
nhà thơ Yên Đổ đã viết:
“Đã bấy lâu nay bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà
Cải đã tàn cây, cà chưa nụ
Bầu vừa rụng rốn – mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây – ta với ta!”
Do cụ Yên Đổ quá
nghèo! Ngày ăn hai bữa sớm và trưa chỉ có dưa muối mà thôi! – và có đi chợ thì
trầu cau cũng chẳng dám mua – cho nên khi bạn đến nhà chơi thì làm gì có trầu
cau để tiếp bạn – nên: - “Đầu trò tiếp khách trầu không có”
Bạn đến nhà chơi
– Nhưng cụ Yên Đổ nghèo không có gì để thết bạn thì làm một bài thơ để tặng
bạn. Qua bài thơ ta thấy nhà cụ Yên Đổ cái gì cũng có – nhưng chẳng có cái gì
hết!! Bài thơ đã bóc dần những nghi thức xã giao màu mè của xã hội, để cuối
cùng, khi những lớp vỏ hình thức không còn gì nữa thì chúng ta thấy hiện lên
một tình bạn hết sức cao quí, hết sức đẹp đẽ, trong cảnh nghèo tiếp bạn – “Bác
đến chơi đây ta với ta”. Như vậy cái ý nghĩ của cụ rất rõ – Tình bầu bạn tự nó
đã là một bữa tiệc tinh thần – bạn bè gặp nhau vui sướng nhìn nhau cũng đủ no
rồi – ông quan Tổng đốc về hưu ở vùng chiêm trũng chấp nhận cái nghèo. Ông trở
về vùng nông thôn, đồng ruộng không phải chỉ thông cảm với nông dân mà chính
mình là nông dân hóa, ông làm ăn như một nông dân với “chín sào tư thổ” gia
cảnh 4 vợ 7 người con (5 trai) và hơn 10 người cháu.
Ông là một nhà
thơ nghèo nhưng giàu lòng yêu nước, nhà thơ lớn của dân tộc rất cận nhân tình
và là nhà thơ của nhân tình, nhà thơ của đồng quê – ông bảo trọng khí tiết mà
cam chịu sống trong cảnh nghèo qua bài:
“NGÀY
XUÂN DẠY CON HỌC
Năm mới vừa sang, năm cũ qua
Tuy nghèo, ta vẫn mến nhà ta
Chín sào tư thổ là nơi ở
Một bó tàn thư ấy nghiệp nhà”
(Trích)
Với chín sào tư
thổ nhưng nhà đông miệng ăn – tuy nghèo nhưng ông luôn bảo trọng khí tiết của
nhà nho – “Một bó tàn thư ấy nghiệp nhà”, của cụ Tam nguyên. Một gia thế có
nhiều Tiến sĩ, phó bản.
Trước khi về lại
quê nhà ông là người nuôi chí lớn, nối nghiệp ông cha là việc lớn:
“Vốn lắm chí xông pha trời thẳm
Đâu phải là diều, én, sẻ hay?”
(Vân ngoại bằng đoàn)
Nhưng sau khi về
lại Yên Đổ - ông đau với cái đau mất nước, với niềm thương cảm đối với cuộc đời
lầm than tủi cực của nhân dân sống trong vòng nô lệ của thực dân Pháp. Ông có
cái khát vọng đổi đời có lợi cho dân cho nước – cả cái tâm thể khăng khăng lánh
đục tìm trong – bất hợp tác với kẻ thù – đành chấp nhận sống trong cảnh nghèo.
Ngay đến tiếng cười chảy nước mắt của cụ Yên Đổ cũng chính là một phương diện
biểu hiện lòng yêu nước của cụ với những câu thơ độc địa như bài: “GÁI RỬA MÔNG BỜ SÔNG”
Vun vén giang sơn một cặp tròn
Nghìn thu be tát mãi không mòn
Biết chăng chỉ có ông Hà Bá
Mỉm mép cười thầm với nước non!
Hoặc:
“Ba vuông phấp phới cờ bay dọc
Một bức tung hoành váy xắn ngang”
(Lấy
Tây)
Cái hiểm hóc,
oái ăm của cụ Yên Đổ ở nội dung, ở phong cách tinh tế, kín đáo càng thể hiện
lòng yêu nước non. Cụ căm ghét bọn lấy Tây – đĩ điếm. Cụ chế nhạo qua câu thơ
cay cú hiểm hóc trên!
Cụ Yên Đổ sống
trong cảnh nghèo bệnh tật, phần già cả ăn uống kham khổ qua bài:
Cụ Yên Đổ sống
trong cảnh nhà thì nghèo túng, thân đau ốm, tuổi thì già – do mất mùa – trong
cảnh đời nhiễu nhương cụ đành ăn uống kham khổ, tấm cám cho qua ngày đoạn
tháng, an ủi tuổi già đâu có còn mơ đến tước lộc quyền uy! Phần tuổi già, phần
bệnh tật qua bài
“HÀN
VŨ” (Mưa tạnh).
“Trời hắt hiu mưa phùn gió bấc
Tựa ghế ngồi, bệnh tật ngày tăng
Tiếng ho như hạc kêu sương
Rét tìm hơi ấm, mèo vàng rúc chăn”
(Trích
bản dịch)
Sống trong cảnh
nghèo bệnh tật nhưng cụ Yên Đổ an ủi là mình giàu thơ, giàu đạo qua bài: “NHÀN VỊNH”
“Mạc thán bắc
môn bần thả lũ
Thi du đạo phú
vị vi bần”
Nghĩa là:
“Đừng
có than van, ra từ cửa Bắc nghèo và khổ
Giàu thơ, giàu
đạo, chưa thể coi là nghèo”
Để
tạm khép lại bài viết này, tôi xin nêu bài thơ “Khóc vợ” của cụ Yên Đổ sống
trong cảnh già nua, bệnh tật nghèo túng, vợ thì mất nơi đất khách quê người qua
bài:
LỮ THẤU KHỐC NỘI (KHÓC VỢ CHÔN NỚI ĐẤT KHÁCH).
Nỗi đau xé lòng
của “Thi sĩ đồng quê” cho ta thấy hình ảnh tuổi già sống trong cảnh nghèo được
nhắc đi, nhắc lại nhiều lần trong thơ – đã minh chứng cho tấm lòng bận bịu
trong cuộc sống đời thường của cụ Yên Đổ. Theo thống kế 249 bài thơ của
Nguyễn Khuyến sáng tác khi về hưu ở Yên Đổ cho ta thấy tuổi già sống trong cảnh
nghèo khổ đã xuất hiện 53 lần, chiếm tỉ lệ 21,28% (phần thống kê này được
Nguyễn Văn Huyền NXB Khoa học xã hội Hà Nội 1984 về tác phẩm Nguyễn Khuyến lập
ra) nhà thơ rất tài hoa và cũng là rất
nghèo!
Tóm lại: Với
tài năng và tấm lòng, nhà thơ dân tộc Nguyễn Khuyến đã để lại cho đời những
kiệt tác về quê hương, về tình bạn, tình yêu về thế sự. Đó là những viên ngọc
quí lung linh trong vườn hoa văn học nước nhà.
Hạ 2014 – Lấp Vò, Đồng Tháp
Trương Vĩnh Khánh
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét