Bàn thêm về năm nhuận của Dương lịch và Âm lịch
Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014
A.
KHÁI
NIỆM
Lịch là hệ thống đo lường thời gian, vì nhu cầu
của đời sống, bằng cách chia thời gian thành các khái niệm giờ ngày, tuần, năm,
cách phân chia lịch chủ yếu dựa theo sự xuất hiện đều đặn của mặt trời và mặt
trăng
Dân tộc đầu tiên căn cứ vào mặt trời để tính
lịch phải nói đến người Ai Cập cổ đại. Cách đây hơn 5000 năm. Họ đã hình dung
được mô hình năm có 365 ngày. Ngay trước khi xây dựng các kim tự tháp một công
trình vĩ đại của nhân loại, họ đã sáng tạo nên loại lịch gồm 12 tháng, mỗi
tháng có 30 ngày và 5 ngày thêm vào làm ngày lễ hội.
Người Ai Cập đã phát hiện ra rằng sao Sirius
tức là sao (Thiên Cang) cứ mỗi năm chỉ một lần xuất hiện trên bầu trời lúc rạng
đông theo hướng vuông góc với mặt trời mọc.
Ngày là khoảng thời gian bình quân cần thiết
để trái đất quay quanh trục của nó một vòng, một năm lại dựa trên vòng quay của
trái đất quanh mặt trời còn được gọi là năm mặt trời, năm nhiệt đới và năm mùa
– Năm mặt trời gồm 365 ngày, 5 giờ, 48 phút và 45,4 giây.
Tuần, tiếng Latinh là Vicis, có nghĩa là
“thay đổi” là khoảng thời gian 7 ngày dùng như một đơn vị để phân chia thời
gian. Khái niệm tuần bắt nguồn từ người Do Thái cổ đã được nhắc đến trong Kinh
thánh.
Việc phân chia tuần có 7 ngày bắt nguồn từ việc
Thượng Đế sáng tạo vũ trụ trong 6 ngày và nghỉ vào ngày thứ 7. Thật ra việc
phân chia này dựa vào một vài qui luật và hiện tượng trong tự nhiên, rất có thể
đã tồn tại rất lâu trước sự hình thành của Kinh thánh.
Tháng là khoảng thời gian giữa hai mùa trăng
tròn, và là khoảng thời gian cần thiết để mặt trăng quay quanh trái đất, đó là
29.5 ngày. Đây là cách tính toán của âm lịch, như vậy một năm của âm lịch chỉ
có 354 ngày, ngắn hơn năm dương lịch là 11 ngày.
B.
NĂM
NHUẬN CỦA DƯƠNG LỊCH
Kể từ ngày 1 tháng 1 đến mồng 1 tháng 1 năm
sau gọi là một năm, thời gian của một năm gần tương đương với Tuế thực, những
ngày của một năm phải là số nguyên cho nên 365 ngày là một năm. Như vậy mỗi năm
còn thừa là: 5 giờ 48 phút 46 giây. Cứ 4 năm sau thì gần đủ 1 ngày.
Do đó: cứ 4 năm tăng thêm một ngày là ngày
nhuận, năm có ngày này gọi là “năm nhuận”. Năm thường có 365 ngày, năm nhuận có
366 ngày.
Nhưng nhuận của 4 năm chỉ có 23 giờ 15 phút 4
giây một ngày nhuận có phần nhiều hơn. Vượt hẳn 44 phút 56 giây so với thực tế.
Nhuận được 25 lần thì vượt 17 giờ 58 phút 24 giây, tức khoảng ¾ ngày. Cho nên cứ
100 năm lại thừa 1 ngày nhuận, đến 400 năm thì lại không thừa.
Nếu cứ 4 năm đặt một ngày nhuận thì đến 400
năm giảm 3 ngày nhuận thì ra lại được 2 giờ 53 phút 20 giây. Cần 8 lần 400 năm
sau, tức là 3200 năm sau thì mới bắt đầu bổ sung sai lệch một ngày này.
Quỹ đạo trái đất theo hình bầu dục nên cách mặt
trời có lúc gần lúc xa, mồng 1 tháng 1 khoảng cách ngắn nhất gọi là “điểm cận
nhật”, mồng 2 tháng 7 khoảng cách xa nhất gọi là “điểm viễn nhật”.
Đầu một năm gọi là “Tuế thủ” hoặc “niên thủy”
(nghĩa là đầu năm)
Dương lịch lấy điểm cận nhật làm đầu năm, đó
là ngày mồng 1 tháng 1.
Cứ 4 năm có một năm nhuận của dương lịch
(D.L). Muốn tính năm nhuận của “DL” thì ta lấy biểu số của năm đem chia cho 4
thì vừa đủ (không có số dư). Thì năm đó là năm nhuận của Dương lịch.
Ví dụ: năm 2012: 4 vừa tròn số là 504 không
có số dư vậy năm 2012 là năm nhuận tháng 2 có 29 ngày. Những năm không nhuận
tháng 2 chỉ có 28 ngày.
Riêng những năm tròn thế kỷ như: 1000, 1100,
1200, 1300, 1400, 1500, 1600… Ta lấy 2 số đầu chia hết cho 4 thì năm đó là năm
nhuận của DL. Vậy chỉ có năm 1200 và 1600 (vì 12 và 16 chia hết cho 4) là năm
nhuận mà thôi.
C.
NĂM
NHUẬN CỦA ÂM LỊCH
Người Trung Quốc cổ đại cách đây hơn mấy ngàn
năm đã có kiến thức đáng kinh ngạc về lịch. Theo văn bản cổ nhất ở Viễn Đông
bàn đến lịch pháp là chương Nghiêu điển mở đầu Kinh thư, lịch Trung Quốc hàm ẩn
một triết lý nhân sinh vô cùng sâu sắc. Ta biết quỹ đạo vận chuyển của mặt trời
trên thiên cầu gọi là “Hoàng đạo”. Quỹ đạo vận chuyển của mặt trăng xung quanh
trái đất gọi là “Bạch đạo”
Dùng mặt trăng để tính tháng thì rất tiện, vì
tháng biểu hiện theo tuần trăng rất rõ ràng, nhưng dùng để tính năm thì lại
không chính xác, thời tiết bị sai lệch vì cứ 3 năm lại có một tháng nhuận, 5
năm có 2 tháng nhuận trong 19 năm có 7 tháng nhuận. Như vậy chu kì của năm nhuận
nảy sinh ra nhiều điều rắc rối. Vậy tính sao đây?
Căn cứ theo “Lục Thập Giáp Tý can chi” để
tính lịch. Một chu kỳ từ Giáp Tý trở lại Giáp Tý gọi là một hoa giáp, mỗi hoa
giáp gồm 60 năm, cứ 60 năm gọi là một nguyên, cứ 3 nguyên gọi là chính nguyên
có (0 năm x 3 = 180 năm.)
Trong mỗi chính nguyên (180 năm) có 3 đơn
nguyên là: Thượng nguyên, Trung nguyên, và Hạ nguyên. Mỗi đơn nguyên có 3 vận,
mỗi vận là 20 năm.
Cứ 3 chính nguyên (180 năm x 3 = 540 năm) là
một đại nguyên. Có chính nguyên đầu, chính nguyên giữa và chính nguyên cuối. Hiện
tại chúng ta đang ở trong chính nguyên cuối cùng (từ năm 1864 Giáp Tý đến năm
2043 Quý Hợi)
BẢNG TAM NGUYÊN CỬU VẬN
Căn cứ qua Tam nguyên cửu vận ta xác định được các năm nhuận
của âm lịch như sau:
Xem bảng thống kê các năm nhuận sau:
Và tiếp đến là chính
nguyên đầu của đại nguyên sau (kể từ năm 2044) đến năm 2224). Các năm nhuận được
tính như trên.
Qua bảng thống kê: Trong chính nguyên (180 năm) có 67 năm nhuận
ÂL, trong đó có 19 lần cách 2 năm có năm nhuận. Số còn lại cách 3 năm mới có
năm nhuận.
Số
năm nhuận ÂL được tính như sau:
Cứ 3 lần: cách 3 năm
có năm nhuận.
Đến 1 lần: cách 2 năm
có năm nhuận.
Rồi 2 lần: cách 3 năm
có năm nhuận.
Đến 1 lần: cách 2 năm
có năm nhuận.
Liên tục
như vậy 6 lần: ( 3-2 ) Ở thượng nguyên và Trung nguyên.
Đến Hạ nguyên – nghịch
đảo một lần: (2-3)
Rồi lại trở về 2 lần:
( 3-2 ) Cuối cùng cách 3 năm có năm nhuận 3 lần, rồi hết.
Qua chính nguyên kế tiếp được tính y như chính nguyên trên.
* Muốn tính năm nào
là năm nhuận của ÂL, ta lấy biểu số của năm Dương lịch đem chia cho 19 nếu vừa
hết không có số dư hoặc số dư là 3, 6, 9, 11, 14 và 17 thì năm đó là năm nhuận
của âm lịch. Ví dụ: năm 1919: 19 vừa hết không có số dư
1993: 19 còn dư 17
2014: 19 còn dư 14
2020: 19 còn dư 6
Vậy các năm trên là năm nhuận của âm lịch
Tháng giêng (01)
không bao giờ có là tháng nhuận. Riêng tháng 9, 10, 11 trong chính nguyên có
duy nhất 1 tháng nhuận mà đều nằm ở Hạ nguyên. Điểm khác biệt cơ bản giữa dương
lịch và âm lịch là: Trong âm lịch tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu chỉ có 29
ngày.
(Còn
tiếp)
Trương Vĩnh Khánh
Lấp
Vò, Đồng Tháp
Bài liên quan
bạn xem lại trong Trung nguyên có tháng 10 dư kìa. và tháng 10 còn dc lập lại 2 lần kìa.
Trả lờiXóathêm nữa là ngoài tháng 1 ra thì còn tháng 12 không bao giờ là tháng nhuận cả ?? mong bạn tham khảo thêm.
Trả lờiXóabài viết rất hay và có ý nghĩa..
Tháng 12 có mà
XóaMình sinh năm 96 mà là ngày 29 tháng năm thứ nhất
Trả lờiXóa