Bàn thêm về từ "Cái"
Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014
Lấp Vò, ngày 10 tháng
11 năm 2013 Thầy TRƯƠNG
DƯƠNG HOÀNG
Kính
mến!
“TRAO ĐỔI VỚI THẦY TRƯƠNG DƯƠNG HOÀNG”
Bàn thêm về từ “Cái”
- Căn cứ qua bài giảng của tôi tại trường Đại học
An Giang, năm học 2012-về Bàn thêm về từ “cái”.
- Căn cứ kỷ yếu hội thảo “Ngôn ngữ” do Viện Khoa học
Xã hội vùng Nam Bộ tổ chức ngày
21/5/2013 tại Đại học An Giang.
- Căn cứ tham luận của Thạc sĩ Nguyễn Hữu Hiếu.
- Căn cứ theo “Đại từ điển Tiếng Việt” của Giáo sư
Đỗ Hữu Châu Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học Việt Nam xuất bản năm 1998.
Riêng từ “cái” có trên 15 nghĩa lý
giải. Tiếng “cái” đt Mẹ (từ cổ) như: con dại cái mang đây là một sự hiểu lầm
đáng tiếc vì từ cái là mẹ là không đúng.
Vậy “cái” có nghĩa là gì? Do đâu
mà có từ này?
Theo Thạc sĩ Nguyễn Hữu Hiếu đã
căn cứ qua các nhà ngôn ngữ học.
Từ “cái” có nguồn gốc từ “kẻ” một
loại từ Việt cổ chỉ một đơn vị hành chính cơ sở của người Việt xuất hiện từ thời
Hùng Vương, trước khi có sự xâm nhập địa danh hành chính theo kiểu Trung Quốc
như: Giáp, Hương, Lý… Và chữ “kẻ” đã biến âm thành chữ “cái”…
- Theo “Đại Nam Quốc Âm tự vị” của Paulus của Sông
cái là Sông lớn.
- Trong sách Giúp đọc Nôm và Hán Việt của L.m Trần
Văn Kiệm.
Cái: lớn, cái: quán tự đứng trước
danh từ như: cái nhà, cái Bè…
Riêng nhà Nam Bộ học Sơn Nam trong
sách “Văn minh miệt vườn”
Tiếng “cái” đứng đầu: Cái Sắn, Cái
Bè, Cái Thia, Cái Mơn… Đồng bào địa phương phát âm lơ lớ không rõ rệt là tiếng
“cái” hay là “cải”.
Phải chăng “cái” là “kẻ” theo
nghĩa kẻ chợ, kẻ sặt?
- Căn cứ “Nguồn gốc dân tộc Việt” người tiền sử từ
Châu Phi theo ven biển Ấn Độ - Mã Lai tới Champa vào Việt Nam. Họ mang theo
ngôn ngữ của Mã Lai như: cái, bà ba, ba gác…
Theo Bình Nguyên Lộc, tiếng “cái”
có nguồn gốc là từ Mã Lai có nghĩa là lãnh tụ là người đàn ông, là hùng mạnh.
Trong danh xưng: “Bố Cái Đại Vương” của Phùng Hưng. Chữ “cái” mang ý nghĩa này
chứ không phải chữ “cái” là “mẹ” mà từ xưa đến nay người ta đã hiểu nhầm!!
Trong tiếng Mã Lai có từ “Ibu
LaKi” có nghĩa là “Bố cái” vì ibu là bố. Ibu laki có nghĩa là nhà lãnh đạo.
Trong một biểu đối chiếu ngôn ngữ
do Bình Nguyên Lộc lập (Hội khoa học lịch sử Đồng Tháp) cho ta thấy:
Dân tộc
|
Chữ tương đương với
từ “cái”
|
Việt
|
Cái (lớn: sông
Cái, kẻ cầm đầu: thợ cái (cả)
|
Sơ Đăng
|
Kel (lớn)
|
Baxa
|
Akal (quan trọng)
|
Mã Lai
|
Laki (đàn ông,
hùng mạnh, lãnh tụ, đực…)
|
Chăm
|
Li cáy (đàn ông,
lãnh tụ, đực.)
|
Như vậy: “laki” của Mã Lai đã biến
thành “li cáy” của Chăm và “cái” của Việt. Trong câu: “Con dại cái mang” có
nghĩa là: con hư thì người chịu trách nhiệm là người cha, chứ không phải là mẹ.
Cụm từ: “Đồ lại cái, người lại cái”
hoặc “Đàn bà lại cái” rất phổ biển có nghĩa là “đồng tính luyến ái” hoặc “Pê
đê” mà ngày nay người ta thường gọi để chỉ những người “bán nam, bán nữ” – Đó
là từ do người Chăm mà ra . Các nhà ngôn ngữ học đã xác định như vậy.
Vì người Chăm nói: “Camay lagi
licáy” dịch là: “Đàn bà mà lại còn là đàn ông”. Vậy từ “lại cái” là do “li cáy”
mà ra.
Do đó, chỉ có thể nói “Đàn bà lại
cái” chứ không thể nói “Đàn ông lại cái” vì “cái” ở đây là đàn ông, chứ không
phải là đàn bà là mẹ được. Người xưa đã nhầm nay ta lại nhầm nữa sao?!
Người Mường (Hòa Bình) có từ đồng
nghĩa với “Kẻ” là “Kuel” cũng có nghĩa là “thủ lĩnh, người cầm đầu”, vừa là đơn
vị xã hội cơ sở, tương đương với thôn của người Việt.
Ở thế kỉ thứ 17 từ kẻ còn gặp
trong tiếng Việt, nhưng nghĩa đã đổi khác nó có nghĩa là “quê hương”, hay là “xứ
sở”, rộng hơn nghĩa cũ của trong địa danh.
Căn cứ theo từ điển Việt – Bồ - La
tinh (1651) của Al.DeRodes, có câu “Mày ở kẻ nào?” nghĩa là: “Quê mày ở đâu?”
hoặc là: “Mày ở xứ nào?”.
Như vậy theo các nhà ngôn ngữ học,
căn cứ qua các tư liệu đã dẫn của các tác giả trên. Từ tố “cái” chữ khởi đầu của
một số địa danh có mấy ý nghĩa như sau:
- 1. Cái: có nghĩa là lớn, một tính từ như Sông Cái, đường cái.
- 2. Cái: có nghĩa là sông nhỏ, rạch, một danh từ chung.
- 3. Cái: là một quán từ đứng trước danh từ và tên làng, có quan hệ với “kẻ” một từ vừa chỉ nơi ở, đơn vị cư trú ngày xưa, vừa chỉ người làm (cầm) cái, người cầm đầu, thủ lĩnh nơi đó.
Để tìm hiểu ý nghĩa của từ tố
“cái” ngoài các giả thuyết trên, chúng ta cũng nên căn cứ vào thực tiễn một số
địa danh của Việt Nam mang từ tố “cái” khởi đầu ở trên mười dạng như sau đây:
(Xin
hẹn kỳ sau tiếp)
Kính
chúc thầy sức khỏe
Thân
TRƯƠNG
VĨNH KHÁNH
Bài liên quan
- Bàn thêm về những ngôn ngữ ở Việt Nam
- Tứ đại mỹ nhân "của Trung Quốc cổ đại"
- Nguyễn Hiến Lê (1912 - 1984)
- Tìm hiểu về thời gian trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du (tt)
- Tìm hiểu thêm về thời gian trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du (tiếp theo)
- Bàn thêm về năm nhuận của Dương lịch và Âm lịch
- TÌM HIỂU THÊM VỀ THỜI GIAN TRONG TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
- Khái niệm thời gian
- Tìm hiểu nền giáo dục xưa và nay
- Tìm hiểu về Đức Phật Thích Ca - Phần 4 (tiếp theo)
- Cái nghèo qua thơ của Tam Nguyên Yên Đổ
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét