Nguyễn Hiến Lê (1912 - 1984)
Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014
NGUYỄN HIẾN LÊ
( 1912 – 1984 )
Trương Vĩnh Khánh
Nguyễn
Hiến Lê hiệu là Lộc Đình, sinh ngày 20 tháng 11 Âl năm Tân Hợi nhằm ngày 8
tháng 01 năm 1912 (Giấy khai sinh ghi ngày 8/4/1912).
Nguyên
quán làng Phương Khê, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây ( nay thuộc Ba Vì, Hà Nội).
Ông là một học giả, là nhà nghiên cứu văn hoá Việt Nam.
Xuất
thân trong một gia đình nho học, thân phụ Nguyễn Văn Bí, hiệu Đặc Như.
Thuở
nhỏ ông học ở trường tiểu học Yên Phụ - trường Bưởi ( Trung học), Trường Cao
Đẳng Công Chánh ( Hà Nội ) – Năm 1934 tốt nghiệp được bổ làm việc tại các tỉnh
miền tây Nam bộ.
Sau
cách mạng tháng 8/1945, ông từ bỏ đời sống công chức về Long Xuyên dạy học
trường Trung học Thoại Ngọc Hầu (collège de long xuyên).
Năm
1952, ông lên Sài Gòn mở nhà xuất bản biên dịch sách, sáng tác và viết báo.
Tính
đến năm 1975, ông đã cho xuất bản hơn 100 tác phẩm về nhiều lĩnh vực như: văn
học, ngôn ngữ học, triết học, tiểu luận phê bình giáo dục, chính trị, kinh tế,
gương danh nhân du ký, dịch tiểu thuyết, học làm người…
Từ
năm 1975 cho đến lúc qua đời, ông còn trước tác được hơn 20 tác phẩm. Trong số
đó có những cuốn như: “Lịch sử thế giới, Đông kinh nghĩa thục, Văn minh Arập,
Sử Trung Quốc, Lịch sử văn minh Trung Quốc, nguồn gốc văn minh, Khảo luận về
Ngữ pháp Việt Nam, gương danh nhân và kinh dịch”( in theo bản thảo chép tay của
Nguyễn Hiến Lê ) mới xuất bản năm 1992 của nhà xuất bản Văn học Hà Nội, được
đánh giá là một công trình khảo cứu có giá trị khoa học cao.
Vào
năm 1967, chính quyền Sài Gòn đã tặng ông cùng Giản Chi – giải thưởng văn
chương toàn quốc về: Giải nhất ngành biên khảo và giải tuyên dương sự nghiệp
Văn học – Nghệ thuật (1973) với danh hiệu cao quí đương thời, cung một ngân
phiếu một triệu đồng ( tương đương 25 cây vàng lúc đó )
Nhưng
ông đã công khai từ chối với lý do: “ dùng tiền ấy để giúp nạn nhân chiến
tranh” và bản thân tác giả cũng không dự giải.
Năm
1980, ông về ẩn cư ở Long Xuyên. Ông lâm bênh và mất lúc 8 giờ 50 phút ngày 22
tháng 12 năm 1984 tại bênh viện An Bình – chợ Lớn TP Hồ Chí Minh- hưởng thọ 72
tuổi. Hoả thiêu vào ngày 24 tháng 12 năm 1984 tại đài thiêu Thủ Đức.
Di
cốt Nguyễn Hiến Lê được đem về chôn cất trong khuôn viên nhà bà Nguyễn Thị Liệp
( vợ thứ 2 ) ở Long Xuyên.
Năm
1999 Bà Liệp tạ thế và được an táng trong khuôn viên chùa Phước Ân, ở rạch Cai
Bường ( thuộc xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp ). Di cốt của ông
cũng được đem đặt trên phần mộ của bà.
Còn
người con trai của ông là Nguyễn Nhật Đức và Bà Tuệ là vợ cả của ông đang định
cư tại Pháp.
Nhân
ngày Thanh minh 24/3 AAl – Quý tỵ, nhằm ngày 13 tháng 2 năm 2013- nhà văn Vũ
Ngọc Tiến từ Hà Nội vào thăm tôi. Chúng tôi đã viếng mộ cụ Nguyễn Hiến Lê với
bài thơ được đọc trước mộ như sau:
Về
Miền Tây – Viếng thăm thầy
Trăm
năm một cõi – khối mây vô thường
Một
đời nặng nợ văn chương
Chồng
Nam, vợ Bắc đoạn trường lắm thay !
Quê
hương thương nhớ lắt lay
Tha
phương cầu thực - trắng tay phong trần
Nghiêng
nghiêng nắng trải chiều xuân
Mờ
mờ sương khói - bâng khuâng nhớ người
Ngẩn
ngơ dưới bóng chiều rơi
Đơn
sơ nắm mộ cỏ phơi úa màu
Văn
chương để lại ngàn sau
Trời
Nam luân lạc - thấm đau ngàn đời
Hào
hoa nặng nợ - số trời
Nén
hương viếng mộ - dâng người - tài hoa
Thanh
Minh 24/3 Âl – Quý Tỵ ( 13/2/2013 )
Vĩnh Thạnh,, Lấp Vò, Đồng Tháp
TVK
Bài liên quan
- Tứ đại mỹ nhân "của Trung Quốc cổ đại"
- Tìm hiểu về thời gian trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du (tt)
- Tìm hiểu thêm về thời gian trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du (tiếp theo)
- Bàn thêm về năm nhuận của Dương lịch và Âm lịch
- TÌM HIỂU THÊM VỀ THỜI GIAN TRONG TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
- Khái niệm thời gian
- Tìm hiểu nền giáo dục xưa và nay
- Tìm hiểu về Đức Phật Thích Ca - Phần 4 (tiếp theo)
- Cái nghèo qua thơ của Tam Nguyên Yên Đổ
- Bàn thêm về từ "Cái"
- Bàn thêm về những ngôn ngữ ở Việt Nam
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét